Sông Cánh Hòm là con sông trải dài trên diện tích phía đông của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam.[1][2][3]

Sông Cánh Hòm
Sông
Câu cá trên sông Hiếu
Quốc gia  Việt Nam
Tỉnh Quảng Trị
Nguồn Sông Bến Hải
 - Tọa độ 17°00′16″B 107°04′7″Đ / 17,00444°B 107,06861°Đ / 17.00444; 107.06861
Cửa sông Sông Thạch Hãn
 - tọa độ 16°52′40″B 107°08′21″Đ / 16,87778°B 107,13917°Đ / 16.87778; 107.13917
Chiều dài 11 km (7 mi)

Địa lý

sửa

Sông Cánh Hòm nối liền sông Thạch Hãnphía nam 16°52′40″B 107°08′21″Đ / 16,87778°B 107,13917°Đ / 16.87778; 107.13917 (Sông), với sông Bến Hảiphía bắc 17°0′16″B 107°04′7″Đ / 17,00444°B 107,06861°Đ / 17.00444; 107.06861 (Sông).

Sông bị ảnh hưởng dòng xâm thực của thủy triều ở 2 đầu, chịu tác động của thủy triều phân bố ở địa hình thấp, bậc thềm phù sa ven sông hoặc mực nước ngầm nông, tạo thành vùng đất nhiễm mặn và phèn mặn. Các dọc hành lang sông Cánh HòmGio Phong, Trung Hải, Trung Giang, Gio Mỹ, Gio HảiGio Mai[4].

Lịch sử

sửa

Đầu thế kỷ 20 người Pháp bắt dân đào sông Cánh Hòm, chảy qua hai huyện Gio Linh, Vĩnh Linh.

Công trình thủy lợi

sửa

Sông Cánh Hòm dài 11 km, chảy qua các xã phía đông của huyện Gio Linh. Công trình thủy lợi xi phông chảy ngầm dưới đáy sông Cánh Hòm đã làm lễ động thổ xây dựng và hoàn thành vào năm 2002. Công trình này cấp nước tưới cho 80ha ruộng lúa [5]. Từ ngày ngăn sông Cánh Hòm để lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, vùng Thủy Khê, Cẩm Phổ không còn nước mặn cho cây cói phát triển. Không có nguyên liệu nên nghề dệt chiếu của làng Lâm Xuân nay không còn tồn tại[6].

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ E-48- 82D & 94B. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2004.
  3. ^ Thông tư 06/2014/TT-BTNMT ngày 12/02/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ phần đất liền tỉnh Quảng Trị. Thuvien Phapluat Online, 2016. Truy cập 10/08/2018.
  4. ^ Khai tác tiềm năng vùng hành lang sông Cánh Hòm[liên kết hỏng]
  5. ^ “Nỗ lực "thay trời làm mưa" trên cánh đồng Gio-Cam-Hà”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2010.
  6. ^ Nỗi buồn làng nghề truyền thống[liên kết hỏng]