Sân vận động Quốc gia (Thái Lan)

Sân vận động Quốc gia của Thái Lan (tiếng Thái: สนามกีฬาแห่งชาติ hoặc กรีฑาสถานแห่งชาติ) là một khu liên hợp thể thao nằm ở Quận Pathum Wan, Băng Cốc. Khu liên hợp được thành lập vào năm 1937 với việc xây dựng địa điểm chính của khu liên hợp, Sân vận động Suphachalasai (สนามศุภชลาศัย; RTGS: Supphachalasai). Kể từ đó, khu liên hợp này được mở rộng và hiện bao gồm nhiều sân vận động và cơ sở thể thao.

Sân vận động Quốc gia
Map
Tên đầy đủSân vận động Quốc gia Supachalasai
Vị tríWang Mai, Pathum Wan, Băng Cốc, Thái Lan
Tọa độ13°44′44″B 100°31′32″Đ / 13,74556°B 100,52556°Đ / 13.74556; 100.52556
Giao thông công cộng BTS  Sân vận động Quốc gia
Chủ sở hữuĐại học Chulalongkorn[1]
Nhà điều hànhĐại học Chulalongkorn
Sức chứa19.793[2]
Mặt sânCỏ
Công trình xây dựng
Được xây dựng1937
Khánh thành1938
Mở rộng1941
Kiến trúc sưSở giáo dục thể chất
Bên thuê sân
Đội tuyển bóng đá quốc gia Thái Lan (các trận đấu được lựa chọn)

Lịch sử

sửa

Nơi đây được sử dụng chủ yếu cho môn bóng đá. Là sân vận động chính của các kỳ Đại hội Thể thao châu Á 1966, 1970, và 1978. Nơi đây cũng từng tổ chức Cúp bóng đá châu Á 2007, nhưng chỉ là một trận đấu (Oman v Iraq tại Bảng A). Khán giả có thể dễ dàng tới sân nhờ Hệ thống tàu điện trên cao Bangkok do có điểm dừng 'Sân vận động Quốc gia' ngay cạnh sân.

Sân có cấu trúc 3 khán đài một tầng và không có mái che. Một mái che đơn giản nhưng hiệu quả được xây dựng ở khán đài chính. Mặc dù có một đường chạy, nhưng khán đài lại liền kề ngay đó khác hẳn so với Sân vận động Rajamangala. Năm 2007, sân được trang bị thêm ghế ngồi đỏ thay thế cho những hàng ghế bê tông trước đây

Các câu lạc bộ của Thai League thường chọn Suphachalasai là sân nhà tại các giải đấu châu lục khi mà sân của họ không đáp ứng được yêu cầu của Liên đoàn bóng đá châu Á. Tuy vậy, hiện tại hiếm khi nó được ĐTQG sử dụng khi mà họ thường thi đấu tại Rajamangala. Một vài sân khác tại Bangkok đó là Sân vận động Thể thao Quân đội Thái Lan, Sân vận động Thái-NhậtSân vận động Đại học Chulalongkorn.

Địa điểm thi đấu

sửa

Sân vận động Suphachalasai

sửa

Sân vận động Suphachalasai là phần chính của Sân vận động Quốc gia. Đây là một sân vận động đa năng với đường chạy cho môn điền kinh, cùng với đó có một mái che. Có sức chứa 19,793, sân là nơi diễn ra các trận đấu quan trọng của FA Cup và Toyota Cup.

Sân vận động Thephasadin

sửa

Sân vận động Thephasadin Stadium được xây dựng năm 1965 nhằm phục vụ cho môn Hockey của Đại hội Thể thao châu Á 1966, co đó tên ban đầu gọi là, Sân Hockey. Năm 1983 sân được đổi tên để tưởng nhớ tới Sanan Thephasadin na Ayutthaya, cha đẻ của bóng đá Thái Lan và Nak Thephasadin na Ayutthaya. Có sức chứa 6,378 chỗ, nơi đây không còn diễn ra các trận đấu của môn khúc côn cầu nữa, hiện đây là sân nhà của BEC Tero Sasana F.C..

Sân vận động Jindarat

sửa

Sân vận động Jindarat, xây dựng sau chiến tranh Thái Bình Dương, trước đây được sử dụng cho các sự kện thể thao ngoài trời tầm trung cũng như là nơi luyện tập. Tên ban đầu là Sân vận động Ton Pho, nhưng được đổi tên vào năm 1983 nhằm tưởng nhớ Jindarat (Jamlong Sawat-chuto), cựu giám đốc Văn phòng Thể thao và Phát triển Giải trí.

Bể bơi Wisutamol

sửa

Wisutamol Pool được xây dựng năm 1961 dưới thời kỳ của giám đốc Kong Wisutamol. Đây là bể bơi chuẩn Olympic với 2 khán đài được sử dụng trong các cuộc thi và luyện tập chung. Ban đầu có tên là Bể bơi Olympic, được đổi tên để tưởng nhớ Wisutamol người đã lãnh đạo xây dựng nơi đây

Nhà thi đấu Nimidbud

sửa

Nhà thi đấu Nimidbud là nơi diễn ra môn Quyền anh và Bóng đá trong nhà

Nhà thi đấu Jhanthana-Yingyong

sửa

Nhà thi đấu Jhanthana-Yingyong được xây dựng năm 1965

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “จุฬาฯ ยังคงให้ประชาชนเข้ามาใช้บริการสนามกีฬาแห่งชาติ”. bangkokbiznews. Truy cập 2 tháng 10 năm 2024.
  2. ^ “สนามกีฬาศุภชลาศัย”. SATC (bằng tiếng Thái). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2017.
  3. ^ Dangerous Tour

Liên kết ngoài

sửa
Tiền nhiệm:
Sân vận động Shahid Shiroudi
  Tehran
Cúp bóng đá châu Á
Địa điểm trận chung kết

1972
Kế nhiệm:
Sân vận động Azadi
  Tehran
Tiền nhiệm:
Sân vận động Chính phủ
  Hồng Kông
Giải vô địch bóng đá nữ châu Á
Địa điểm trận chung kết

1983
Kế nhiệm:
Sân vận động Vượng Giác
  Hồng Kông