Sao Sâm

(Đổi hướng từ Sâm Tú)

Sao Sâm hay Sâm Tú hoặc Sâm Thủy Viên là tên gọi của một trong số 28 chòm sao Trung Quốc cổ đại (nhị thập bát tú), đồng thời là chòm sao thứ bảy trong số bảy chòm sao ở phương tây (Bạch Hổ).

Chòm Sao Sâm Túc
Chòm Sao Sâm Túc

Số sao

sửa

Sâm Sâm có 7 sao chủ (tinh quan) như sau:

Hán-Việt Tên Trung Ý nghĩa Chòm sao hiện đại Số sao Tên sao[1]
Sâm Ba ngôi sao (Tam khỏa tinh) Lạp Hộ 7 ζ Ori, ε Ori, δ Ori, α Ori, γ Ori, κ Ori, β Ori
Phạt Thảo phạt Lạp Hộ 3 c Ori, θ2 Ori, ι Ori
Ngọc Tỉnh 玉井 Giếng ngọc thạch Lạp Hộ/Ba Giang 4 λ Eri, ψ Eri, β Eri, τ Ori
Bình Tường chắn gió Thiên Thố 2 μ Lep, ε Lep
Quân Tỉnh 軍井 Giếng của quân đội Thiên Thố 4 ι Lep, κ Lep, λ Lep, ν Lep
Nhà xí Thiên Thố 4 α Lep, β Lep, γ Lep, δ Lep
Thỉ Cứt, phân Thiên Cáp 1 μ Col

Sao bổ sung

sửa
Mảng sao +1 +2 +3 +4 +5 +6 +7 +8 +9 +10 +11 +12 +13 +14 +15 +16 +17 +18 +19 +20 +21 +22 +23 +24 +25 +26 +27 +28 +29 +30 +31 +32 +33 +34 +35 +36 +37 +38 +39 Ghi chú
Sâm σ Ori 31 Ori η Ori 27 Ori ο Ori 25 Ori 25 Ori 21 Ori ρ Ori 23 Ori ψ Ori 33 Ori 32 Ori 38 Ori ω Ori 51 Ori 52 Ori μ Ori 63 Ori 66 Ori 59 Ori 56 Ori HIP 28413 9 Mon 10 Mon β Mon 7 Mon γ Mon 6 Mon HIP 29118 3 Mon 2 Mon 1 Mon 55 Ori 49 Ori υ Ori 26 Ori τ Ori HIP 25028
Phạt 45 Ori θ1 Ori
Ngọc Tỉnh 66 Eri 68 Eri HIP 23802
Quân Tỉnh 8 Lep RX Lep
Bình μ Lep ε Lep
10 Lep 12 Lep 19 Lep 17 Lep θ Lep η Lep ζ Lep 12 Lep

Sâm Thương trong văn hóa

sửa

Sâm Thương là thuật ngữ để nói tới Sao Sâm và Sao Thương (tức Sao Tâm), với ý nghĩa là xa cách và chẳng bao giờ gặp nhau. Theo Tả truyện Lỗ Chiêu công nguyên niên thì vua Cao Tân thời thượng cổ có hai người con trai, lớn tên là Át Bá và bé tên là Thực Trầm hay đánh nhau, nên vua chuyển Át Bá tới Thương Khâu, chủ Sao Thần (Sao Tâm), vì vậy người gọi Sao Thần là Sao Thương, và chuyển Thực Trầm tới Đại Hạ chủ Sao Sâm. Khi Sao Sâm ở phía đông mọc thì Sao Thương ở phía tây lặn và chúng không bao giờ gặp nhau.[2] Người đời sau gọi tình trạng anh em không hoà thuận là Sâm Thương.[3]

Đỗ Phủ từng viết rằng: 人生不相見,動如參與商 (nhân sinh bất tương kiến, động như Sâm dữ Thương).[4] Truyện Kiều có câu: "Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng, tại ai há dám phụ lòng cố nhân".

Sao Sâm/chòm sao Lạp Hộxích kinh khoảng 5h, còn Sao Tâm (Thương)/chòm sao Thiên Yết có xích kinh khoảng 17h. Với chênh lệch góc giờ xấp xỉ 12h thì về mặt lý thuyết chúng gần như không bao giờ cùng xuất hiện trên bầu trời.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “AEEA (Activities of Exhibition and Education in Astronomy) 天文教育資訊網”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2020.
  2. ^ Tại điểm quan sát ở Hà Nội thì sao Betelgeuse trong mảng Sao Sâm mọc sau khi sao Antares trong mảng Sao Tâm lặn khoảng 1h50phút; nhưng ở chiều ngược lại thì Betelgeuse lặn sau khi Antares đã mọc khoảng 58 phút nên thực tế là chúng có khoảng 58 phút cùng xuất hiện trên bầu trời. Cụ thể, thời điểm ngày 01/01/2021 thì Antares mọc lúc 04h24m18s giờ Hà Nội ở góc phương vị 118,24 độ (hướng đông đông nam), lặn lúc 14h59m55s góc phương vị 241,76 độ (hướng tây tây nam) và sau đó mọc lúc 04h20m22s ngày 02/01/2021 còn Betelgeuse mọc lúc 16h52m48s ngày 01/01/2021 ở góc phương vị 81,84 độ (hướng đông) và lặn lúc 05h18m35s ngày 02/01/2021 ở góc phương vị 278,16 độ (hướng tây). Như thế chúng cùng xuất hiện trên bầu trời trong 58 phút 13 giây, từ 04h20m22s đến 05h18m35s ngày 02/01/2021.
  3. ^ Tả truyện.Lỗ Chiêu Công nguyên niên, trích dẫn: 昔高辛氏有二子, 伯曰閼伯, 季曰實沈.居于曠林, 不相能也.日尋干戈, 以相征討.后帝不臧, 遷閼伯于商丘, 主辰, 商人是因, 故辰為商星.遷實沈于大夏, 主參, 唐人是因, 以服事夏商 (Tích Cao Tân thị hữu nhị tử, bá viết Át Bá, quý viết Thực Trầm. Cư vu khoáng lâm, bất tương năng dã. Nhật tầm can qua, dĩ tương chinh thảo. Hậu đế bất tang, thiên Át Bá vu Thương Khâu, chủ Thần, Thương nhân thị nhân, cố Thần vi Thương tinh. Thiên Thực Trầm vu Đại Hạ, chủ Sâm, Đường nhân thị nhân, dĩ phục sự Hạ Thương)
  4. ^ Đỗ Phủ (杜甫), 759. Tặng Vệ bát xử sĩ (贈衛八處士)