ABU Robocon 2009
Robocon Tokyo 2009 là lần tổ chức thứ 8 của cuộc thi sáng tạo robot hằng năm dành cho các trường đại học, cao đẳng thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương ABU Robocon, dưới sự tổ chức của Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á -Thái Bình Dương (ABU). Vòng chung kết của cuộc thi được tổ chức vào ngày 22 tháng 8 năm 2009 tại thành phố Tokyo, Nhật Bản.
Robocon Tokyo 2009
|
||||
---|---|---|---|---|
Thời gian | 22 tháng 8 năm 2009 | |||
Địa điểm | Nhà thi đấu Metropolitan Komazawa thuộc Tổng Thể thao Olympic Park Ground | |||
Thành phố | Tokyo | |||
Quốc gia | Nhật Bản | |||
Chủ đề | Nhịp trống khải hoàn | |||
Kết quả | ||||
Giải nhất | Trung Quốc Dragon Team | |||
Giải nhì | Hồng Kông Sapientia | |||
Giải ba | Việt Nam SPK-KNIGHT | |||
Giải ý tưởng | Nhật Bản ToYoHaShi☆Robocons | |||
Giải thiết kế | Hồng Kông Sapientia | |||
| ||||
Chủ đề
sửaChủ đề của cuộc thi lần này là Nhịp trống khải hoàn.[1] Tên này cũng như nội dung đều xuất phát từ Kago - một loại kiệu cổ của người Nhật Bản thời trung đại. Kago có cấu tạo đơn giản, gồm một cái giỏ được treo trên một trục gỗ, được gọi là đòn gánh. Kago được hai người đàn ông vác, một trước, một sau. Do địa hình gập ghềnh, nhiều núi cao và rừng rậm nên hai người phu kiệu trước sau phải phối hợp với nhau một cách chặt chẽ.
Luật thi đấu
sửaCuộc thi Robocon 2009 đề cao sự phối hợp giữa người và máy. Các robot không hoạt động độc lập mà là phối hợp với nhau: 1 robot tự động kết hợp với 1 robot điều khiển bằng tay.
Cuộc thi mô phỏng chuyến hành trình bằng kiệu Kago,trong đó một robot mang vác tự động sẽ đóng vai trò phu kiệu đi trước, một robot mang vác bằng tay làm phu kiệu đi sau, vác theo một robot tự động trên kiệu Kago (được gọi là robot lữ hành).Các thử thách trên đường đi sẽ gồm một phần sân nhô cao mô phỏng núi và các cột cắm zíc zắc mô phỏng rừng.Trên đường đi, hai robot mang vác không được chạm vào Kago và robot lữ hành cũng như không được làm chúng rơi.
Hai robot mang vác phải phối hợp với nhau để đi đến khu vực ghi điểm trước đối thủ. Tại khu vực ghi điểm có ba cái trống Nhật với kích thước nhỏ dần được đặt chồng lên nhau. Cũng tại khu vực ghi điểm, robot lữ hành sẽ được hạ xuống. Đội chiến thắng là đội có robot lữ hành đánh được ba tiếng trống đầu tiên hoặc là đội ở vị trí gần trống hơn nếu hết 3 phút mà chưa có đội nào đánh được trống.[2]
Các đội tham dự
sửaBên lề
sửaTrước khi vòng chung kết diễn ra, đội đang giữ kỉ lục hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất thuộc về Trung Quốc và Việt Nam cùng với 18 giây.
Trong trận chung kết trong nước, đội Việt Nam có thành tích hoàn thành nhiệm vụ với 30 giây, nhưng trong quá trình cải tiến đã giảm xuống còn 18 giây.
Kết quả chia bảng
sửaBảng A | Bảng B | Bảng C | Bảng D | Bảng E | Bảng F | Bảng G |
---|---|---|---|---|---|---|
Nhật Bản 1 | Fiji | Pakistan | Bangladesh | Sri Lanka | Mông Cổ | Hồng Kông |
Nepal | Indonesia | Thái Lan | Trung Quốc | Nhật Bản 2 | Ai Cập | Malaysia |
Ấn Độ | Việt Nam | Hàn Quốc | Ả Rập Xê Út | Ma Cao | Thổ Nhĩ Kỳ |
Vòng bảng
sửaVòng đấu loại trực tiếp
sửaKết quả
sửaVô địch Robocon Tokyo 2009 Dragon Team Học viện công nghệ Cáp Nhĩ Tân - Trung Quốc Lần thứ ba |
Xem thêm
sửaChú thích
sửa- ^ SPK- KNIGHT vô địch Robocon toàn quốc[liên kết hỏng], TTXVN
- ^ VietnamNet - "Động lực cho tương lai robocon Việt", bài: Mai Hà, ngày: 24/08/2009. Cập nhật: 31/01/2010.
Liên kết ngoài
sửa- Trang chủ cuộc thi Robocon 2009 Lưu trữ 2008-09-13 tại Wayback Machine
- Luật thi Robocon[liên kết hỏng] - bản không chính thức.
- Luật thi Robocon tiếng Anh Lưu trữ 2008-10-07 tại Wayback Machine