Robocon Malaysia 2006 là cuộc thi Robocon được tổ chức lần thứ năm của Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á - Thái Bình Dương (ABU). Vòng chung kết diễn ra vào tháng 8 năm 2006 tại Hội trường Merdeka, Putra World Trade Center ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Cuộc thi lần này có chủ đề là "Chinh phục đỉnh cao", dựa trên quá trình xây dựng Tháp đôi Petronas, tòa nhà cao nhất thế giới.

Robocon Kuala Lumpur 2006
Biểu trưng của Robocon Kuala Lumpur 2006
Biểu trưng của Robocon Kuala Lumpur 2006
Thời gian26 tháng 8 năm 2006
Địa điểmHội trường Merdeka - Putra World Trade Center
Thành phốKuala Lumpur
Quốc giaMalaysia Malaysia
Chủ đềChinh phục đỉnh cao
Kết quả
Giải nhấtViệt Nam Việt Nam BKPro
Giải nhìThái Lan Thái Lan Hoi Lod
Giải baMalaysia Malaysia 2 RoboMask
Trung Quốc Trung Quốc Inspire
Giải ý tưởngNhật Bản Nhật Bản RUR
Giải thiết kếViệt Nam Việt Nam BKPro
2005 ABU Robocon 2007

Luật thi

sửa

Sân thi đấu là một hình vuông, bên trong là một khu vực hình vuông nhỏ hơn màu xanh sẫm, là vùng dành cho robot tự động. Vùng dành cho robot điều khiển bằng tay là vùng màu xanh nhạt xung quanh. Vùng tự động dược chia thành các khu vực: Vùng Cao tốc, Vùng Xây dựng, Vùng Cấm và Ô 1 điểm.

Các khối cấu kiện xây dựng được làm bằng xốp có hai màu là đỏ và xanh lam theo màu của hai đội.

Phía trong vùng tự động có 3 tháp cầu không gian. Đặt khối cấu kiện vào tháp cầu không gian trung tâm sẽ ghi được 5 điểm, vào các tháp ở hai bên được 2 điểm. Hai bên lề vùng tự động là hai cột tháp đôi có màu của mỗi đội đứng thẳng hàng với 3 tháp trung tâm, đặt khối cấu kiện vào tháp của đội mình sẽ ghi được 1 điểm. Ngoài ra, mỗi khối cấu kiện đặt vào Ô 1 điểm cũng sẽ được tính 1 điểm.

Nếu một đội đặt được 2 khối cấu kiện lên mỗi tháp cầu không gian và hoàn thành tháp đôi của đội mình thì sẽ giành được chiến thắng tuyệt đối, được gọi là SIAP (nghĩa là "hoàn thành" trong tiếng Malaysia). Nếu không đội nào giành được SIAP sau 3 phút của trận đấu, đội có nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng.

Mỗi đội bao gồm 4 thành viên đến từ cùng một trường đại học hoặc cao đẳng. Trên sân thi đấu, mỗi đội chỉ được phép sử dụng tối đa 1 robot điều khiển bằng tay và 3 robot tự động.

Các đội tham gia

sửa
STT Quốc gia Trường đại học đại diện Đài truyền hình
1   Bangladesh Đại học Kỹ thuật Cơ khí Bangladesh Đài truyền hình Bangladesh
2   Brunei Cao đẳng Cơ khí Jefri Bolkiah Đài phát thanh truyền hình Brunei
3   Trung Quốc Đại học Giao thông Tây An Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc
4   Ai Cập Học viện Khoa học Công nghệ Ả Rập Hiệp hội phát thanh truyền hình Ai Cập
5   Fiji Đại học Nam Thái Bình Dương Công ty TNHH truyền hình Fiji
6   Hồng Kông Đại học Hồng Kông Đài phát thanh truyền hình Hồng Kông
7   Ấn Độ Đại học Nirma Doordarshan
8   Indonesia Học viện Bách khoa Kỹ thuật Điện tử Surabaya Televisi Republik Indonesia
9   Nhật Bản Đại học Kỹ thuật Nông nghiệp Tokyo Tập đoàn truyền hình Nhật Bản (NHK)
10   Hàn Quốc Đại học Công nghệ và Giáo dục Hàn Quốc Hệ thống truyền thông Hàn Quốc
11   Ma Cao Đại học Ma Cao Teledifusao de Macau, S.A.
12   Malaysia 1 Đại học Đa truyền thông Đài phát thanh truyền hình Malaysia
13   Malaysia 2 Đại học Công nghệ Malaysia Đài phát thanh truyền hình Malaysia
14   Mông Cổ Đại học Khoa học Công nghệ Mông Cổ Đài phát thanh truyền hình Cộng hòa Mông Cổ
15   Nepal Đại học IOE Tribhuvan Đài truyền hình Nepal
16   Ả Rập Xê Út Đại học Đức vua Abdulaziz Đài phát thanh truyền hình Ả Rập Xê Út
17   Sri Lanka Đại học Peradeniya Công ty TNHH Mạng truyền hình độc lập
18   Thái Lan Cao đẳng Kỹ thuật Samut Songkram Công ty TNHH Công cộng MCOT
19   Việt Nam Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh Đài truyền hình Việt Nam

Các bảng đấu

sửa
Bảng A Bảng B Bảng C Bảng D Bảng E Bảng F Bảng G
  Ma Cao   Thái Lan   Nhật Bản   Việt Nam   Trung Quốc   Ấn Độ   Malaysia 2
  Indonesia   Mông Cổ   Bangladesh   Fiji   Brunei   Sri Lanka   Nepal
  Ai Cập   Hồng Kông   Ả Rập Xê Út   Hàn Quốc   Malaysia 1

Vòng bảng

sửa
Đội tuyển đi tiếp vào vòng trong

Bảng A

sửa
Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm SIAP
  Indonesia 2 2 0 33 0
  Ma Cao 2 1 1 26 0
  Ai Cập 2 0 2 7 0
v
v
v

Bảng B

sửa
Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm SIAP
  Thái Lan 2 2 0 25 0
  Hồng Kông 2 1 1 11 0
  Mông Cổ 2 0 2 7 0
v
v
v

Bảng C

sửa
Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm SIAP
  Nhật Bản 2 2 0 46 2
  Bangladesh 2 1 1 7 0
  Ả Rập Xê Út 2 0 2 1 0
v
v
v

Bảng D

sửa
Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm SIAP
  Việt Nam 2 2 0 41 1
  Hàn Quốc 2 1 1 13 0
  Fiji 2 0 2 6 0
v
v
v

Bảng E

sửa
Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm SIAP
  Trung Quốc 2 2 0 36 1
  Malaysia 1 2 1 1 23 0
  Brunei 2 0 2 13 0
v
v
v

Bảng F

sửa
Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm SIAP
  Ấn Độ 2 2 0 17 0
  Sri Lanka 2 0 2 4 0
v
v

Bảng G

sửa
Đội tuyển Số trận Thắng Thua Điểm SIAP
  Malaysia 2 2 1 1 22 0
  Nepal 2 1 1 20 0
v
v

Vòng đấu loại trực tiếp

sửa
Tứ kết Bán kết Chung kết
                   
       
   Indonesia  1
   Thái Lan  12  
   Thái Lan  14
       Trung Quốc  3  
   Trung Quốc  SIAP
   Ấn Độ  3  
   Thái Lan  11
   
     Việt Nam  SIAP(24)
   Nhật Bản  3
   Việt Nam  12  
   Việt Nam  15
       Malaysia 2  10  
   Malaysia 2  SIAP
   Ma Cao  5  
 

Kết quả

sửa
Vô địch Robocon Kuala Lumpur 2006
 
BKPro
Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam
Lần thứ ba
  • Giải nhì: Thái Lan
  • Giải ba: Malaysia 2 và Trung Quốc

Các giải phụ

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa