ABU Robocon 2003

(Đổi hướng từ Robocon Bangkok 2003)

Robocon Bangkok 2003 là cuộc thi Robocon được tổ chức lần thứ hai của Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á - Thái Bình Dương diễn ra tại thành phố Bangkok, Thái Lan. Đội chủ nhà đã lần lượt giành chức vô địch và giải nhì. Giải ba thuộc về đội Nhật Bản và đội Việt Nam

Robocon Bangkok 2003
Biểu trưng của Robocon Bangkok 2003
Biểu trưng của Robocon Bangkok 2003
Thời gian30 tháng 8 năm 2003
Địa điểmTrung tâm hội nghị quốc gia Hoàng hậu Sirikit
Thành phốBangkok
Quốc giaThái Lan Thái Lan
Chủ đềCầu mây chinh phục không gian
Kết quả
Giải nhấtThái Lan Thái Lan NAIHOY TAMIN
Giải nhìThái Lan Thái Lan YUPPICIDE
Giải baNhật Bản Nhật Bản KIRIN-SAN
Việt Nam Việt Nam BKCT
Giải ý tưởngViệt Nam Việt Nam BKCT
Giải thiết kếIran Iran SAHAND
2002 ABU Robocon 2004

Chủ đề & Luật chơi

sửa

 

Chủ đề của cuộc thi Robocon Bangkok 2003 là "Cầu mây chinh phục không gian" (tiếng Anh: "Takraw Space Conqueror"). Cầu mây là môn thể thao truyền thống của người Thái, trong đó người chơi đấu với nhau bằng cách đá trái cầu mây vào các rổ treo trên không trung bằng cách sử dụng sự khéo léo của đôi chân và sự nhịp nhàng của các bộ phận khác của cơ thể.

Trong cuộc thi này, mỗi đội phải bắn quả cầu mây vào chín cái rổ bao gồm hệ thống các rổ bố trí thành hình tam giác đều để ghi điểm. Một đội được công nhận là chiến thắng khi cầu được bắn vào tất cả các rổ bao gồm ba vòng của rổ trung tâm (chiến thắng tuyệt đối - "Space Conqueror"), hoặc khi một đội hơn điểm đội kia. Thời gian cho mỗi trận đấu là ba phút.

Các đội tham gia

sửa

Robocon Bangkok 2003 có tổng cộng 20 đội đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ (bao gồm 2 đội đến từ nước chủ nhà).

STT Quốc gia Trường đại học đại diện Đài truyền hình
1   Brunei Cao đẳng Kỹ thuật Jefri Bolkiah Đài phát thanh truyền hình Brunei
2   Trung Quốc Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc
3   Ai Cập Học viện Khoa học và Công nghệ Arab Hiệp hội truyền hình phát thanh Ai Cập
4   Fiji Đại học Nam Thái Bình Dương Công ty TNHH truyền hình Fiji
5   Ấn Độ Học viện Công nghệ Nirma Doordarshan
6   Indonesia Học viện Bách khoa Kỹ thuật Điện tử Surabaya Televisi Republik Indonesia
7   Iran Trung tâm Văn hóa giáo dục và Nghiên cứu hàn lâm Hãng truyền thông Cộng hòa Hồi giáo Iran
8   Nhật Bản Đại học Công nghệ Aichi Tập đoàn truyền hình Nhật Bản (NHK)
9   Kazakhstan Đại học Công nghệ Quốc gia Kazakhstan Khabar Agency
10   Hàn Quốc Đại học Quốc gia Chungnam Hệ thống truyền thông Hàn Quốc
11   Ma Cao Đại học Ma Cao Teledifusao de Macau
12   Malaysia Đại học Công nghệ Malaysia Đài phát thanh truyền hình Malaysia
13   Mông Cổ Đại học Khoa học Công nghệ Mông Cổ Đài phát thanh truyền hình Cộng hòa Mông Cổ
14   Nepal Đại học Tribhuvan Đài truyền hình Nepal
15   Pakistan Đại học Khoa học Công nghệ Quốc gia Pakistan Television Corporation
16   Philippines Đại học Philippines Mạng phát thanh Philippines
17   Thái Lan 1 Cao đẳng Công nghiệp và Giáo dục cộng đồng Sawangdandin Công ty TNHH Công cộng MCOT
18   Thái Lan 2 Học viện Công nghệ King Mongkut Bắc Bangkok Công ty TNHH Công cộng MCOT
19   Thổ Nhĩ Kỳ Đại học Dokuz Eylul Turkish Radio Television Corporation
20   Việt Nam Đại học Bách khoa Hà Nội Đài truyền hình Việt Nam

Các bảng đấu

sửa
Bảng A Bảng B Bảng C Bảng D Bảng E Bảng F Bảng G
  Ấn Độ   Nhật Bản   Hàn Quốc   Thái Lan 1   Thái Lan 2   Trung Quốc   Iran
  Nepal   Việt Nam   Malaysia   Indonesia   Fiji   Thổ Nhĩ Kỳ   Mông Cổ
  Philippines   Ai Cập   Brunei   Ma Cao   Kazakhstan   Pakistan

Vòng bảng

sửa

7 đội nhất bảng và đội nhì bảng có thành tích tốt nhất lọt vào vòng 2.

Đội tuyển đi tiếp vào vòng trong

Bảng A

sửa
Đội tuyển ST T H B Đ SQ
  Nepal 2 2 0 0 14 0
  Philippines 2 1 0 1 7 0
  Ấn Độ 2 0 0 2 1 0

Bảng B

sửa
Đội tuyển ST T H B Đ SQ
  Việt Nam 2 2 0 0 61 1
  Ai Cập 2 0 0 2 25 0
  Nhật Bản 2 1 0 1 49 0

Bảng C

sửa
Đội tuyển ST T H B Đ SQ
  Malaysia 2 2 0 0 56 1
  Brunei 2 1 0 1 0 0
  Hàn Quốc 2 0 0 2 22 0

Bảng D

sửa
Đội tuyển ST T H B Đ SQ
  Macao 2 0 0 2 6 0
  Thái Lan 1 2 2 0 0 70 2
  Indonesia 2 1 0 1 44 0

Bảng E

sửa
Đội tuyển ST T H B Đ SQ
  Fiji 2 0 0 2 0 0
  Kazakhstan 2 1 0 1 5 0
  Thái Lan 2 2 2 0 0 55 1

Bảng F

sửa
Đội tuyển ST T H B Đ SQ
  Trung Quốc 2 2 0 0 71 1
  Pakistan 2 0 0 2 0 0
  Thổ Nhĩ Kỳ 2 1 0 1 14 0

Bảng G

sửa
Đội tuyển ST T H B Đ SQ
  Iran 2 2 0 0 12 0
  Mông Cổ 2 0 0 2 9 0

Vòng đấu loại trực tiếp

sửa
Tứ kết Bán kết Chung kết
                   
       
   Nepal   9
   Việt Nam   26  
   Việt Nam   22
       Thái Lan 1   SQ  
   Malaysia   34
   Thái Lan 1   SQ  
   Thái Lan 1   32
   
     Thái Lan 2   26
   Thái Lan 2   30
    Trung Quốc   28  
   Thái Lan 2   SQ
       Nhật Bản   28  
   Iran   21
   Nhật Bản   23  
 

Kết quả

sửa
Vô địch Robocon Bangkok 2003
 
Naihoy Tamin
Cao đẳng Công nghiệp và Giáo dục cộng đồng Sawangdandin - Thái Lan
Lần đầu tiên

Các giải phụ

sửa
  • Giải Ý tưởng: Việt Nam. Đội BKCT của Đại học Bách khoa Hà Nội giành chiến thắng với ý tưởng độc đáo: thay vì đưa robot thả bóng đến các giỏ, BKCT đã thiết kế một khẩu "đại liên" 20 nòng và bắn tất cả các quả bóng vào các giỏ chỉ trong vòng vài giây đầu của trận đấu. Cách thức này giúp BKCT giành những chiến thắng chớp nhoáng và vô địch tại vòng loại ở Việt Nam, nhưng tại vòng chung kết, robot này đã gặp trục trặc ở bán kết và đội BKCT phải chấp nhận thất bại trước đội tuyển từ Thái Lan.
  • Giải Kỹ thuật: Trung Quốc
  • Giải Thiết kế: Iran
  • Giải Trình diễn: Thái Lan
  • Giải Đồng đội: Thái Lan
  • Giải thưởng của Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á-Thái Bình Dương: Hàn Quốc
  • Giải thưởng của Panasonic: Hàn Quốc
  • Giải thưởng của Toyota: Malaysia
  • Giải thưởng của Mabuchi Motor: Thổ Nhĩ Kỳ

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa
  • http://www.abu.org.my - Trang chủ của Hiệp hội Phát thanh truyền hình châu Á Thái Bình Dương
  • [1] Trang tin tức chính thức về ROBOCON của ABU