Rheni(III) bromide

hợp chất hóa học

Rheni(III) bromide là một hợp chất vô cơcông thức hóa học ReBr3. Nó là một chất rắn kết tinh sáng bóng màu đen, phản ứng với nước để tạo thành rheni(IV) oxide và có cùng cấu trúc với rheni(III) chloride.[5]

Rheni(III) bromide
Cấu trúc của rheni(III) bromide giống rheni(III) chloride
Tên khác
  • Trirhenium nonabromide
  • Rhenium tribromide
Nhận dạng
Số CAS13569-49-8
PubChem83579
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • Br[Re](Br)Br

InChI
đầy đủ
  • 1S/3BrH.Re/h3*1H;/q;;;+3/p-3
Thuộc tính
Công thức phân tửReBr3
Khối lượng mol425,912 g/mol
Bề ngoàichất rắn màu đen sáng bóng[1]
Khối lượng riêng6,08 g/cm³[2]
Điểm nóng chảy 500 °C (773 K; 932 °F)[3] (thăng hoa)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướcphản ứng[1]
Độ hòa tantan ít trong etheraceton, phản ứng với methanolamonia[1]
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểReCl3, đơn nghiêng[2]
Hình dạng phân tửTrimer
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
-164,4 kJ/mol[4]
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhcó thể gây độc
Các hợp chất liên quan
Anion khácRheni(III) chloride
Rheni(III) iodide
Cation khácMangan(III) bromide
Techneti(III) bromide
Rheni(IV) bromide
Rheni(V) bromide
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Điều chế

sửa

Hợp chất này được điều chế bằng phản ứng của kim loại rheni và hơi brom ở 500 °C trong môi trường nitơ:

6Re + 9Br2 → 2Re3Br9

Nếu có oxy trong khí quyển, nó sẽ tạo thành rheni(III) oxybromide. Tuy nhiên, phương pháp phổ biến nhất để sản xuất hợp chất này là thực hiện phản ứng giữa kali hexabromorhenat(IV) với bạc(I) nitrat để tạo thành bạc hexabromorhenat(IV), sau đó nung nóng hợp chất thu được đến 600 °C để tạo thành rheni(III) bromide.

K2ReBr6 + 2AgNO3 → Ag2ReBr6 + 2KNO3
6Ag2ReBr6 → 12AgBr + 3Br2 + 2Re3Br9

Một phương pháp khác là phân hủy rheni(V) bromide bằng nhiệt.

Hợp chất khác

sửa

ReBr3 khi hòa tan trong dung dịch NH3 sẽ tạo màu nâu đậm. Từ dung dịch này có thể phân lập các phức ReBr3·7NH3, ReBr3·9NH3, ReBr3·14NH3 và ReBr3·20NH3.[6] Phức ReBr3·4NH3 cũng được biết đến, tồn tại dưới dạng chất rắn màu nâu đen.[7]

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c Richard J. Thompson; Ronnie E. Foster; James L. Booker; Stephen J. Lippard (1967). “Rhenium(III) Bromide”. Trong Muetterties, Earl (biên tập). Inorganic Syntheses. Inorganic Syntheses (bằng tiếng English). 10. McGraw-Hill, Inc. tr. 58–61. doi:10.1002/9780470132418.ch9. ISBN 9780470132418.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  2. ^ a b Villars, Pierre; Cenzual, Karin; Gladyshevskii, Roman (24 tháng 7 năm 2017). Handbook (bằng tiếng Anh). Walter de Gruyter GmbH & Co KG. ISBN 978-3-11-043655-6.
  3. ^ Harro Hagen; Adolf Sieverts (1933). “Rheniumtribromid”. Zeitschrift für anorganische und allgemeine Chemie (bằng tiếng German). Verlag GmbH & Co. KGaA, Weinheim. 215 (1): 111–112. doi:10.1002/zaac.19332150114.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  4. ^ J. P. King; J. W. Cobble (1960). “The Thermodynamic Properties of Technetium and Rhenium Compounds. VII. Heats of Formation of Rhenium Trichloride and Rhenium Tribromide. Free Energies and Entropies”. Journal of the American Chemical Society (bằng tiếng English). 82 (9): 2111–2113. doi:10.1021/ja01494a005.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  5. ^ V. V. Ugarov (1971). “Electron-diffraction investigation of the structure of the Re3Br9 molecule”. Journal of Structural Chemistry (bằng tiếng English). 12 (2): 286–288. doi:10.1007/BF00739116.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  6. ^ Klemm, Wilhelm; Frischmuth, Georg (29 tháng 1 năm 1937). “Die Ammoniakate der Rheniumtrihalogenide”. Zeitschrift für anorganische und allgemeine Chemie (bằng tiếng Đức). 230 (3): 209–214. doi:10.1002/zaac.19372300302. ISSN 0863-1786.
  7. ^ Brown, David; Canterford, J. H.; Colton, Ray (1968). Halides of the Transition Elements: Halides of the second and third row transition metals, by J. H. Canterford and R. Colton (bằng tiếng Anh). Wiley. tr. 294. ISBN 978-0-470-13466-5.