Chi Địa hoàng

(Đổi hướng từ Rehmannia)

Chi Địa hoàng (danh pháp khoa học: Rehmannia) là một chi của 7-8 loài thực vật có hoa trong bộ Hoa môi (Lamiales), bản địa Trung QuốcNhật Bản.

Chi Địa hoàng
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Lamiales
Họ (familia)Orobanchaceae
Tông (tribus)Rehmannieae[1][2]
Chi (genus)Rehmannia
Libosch. ex Fisch. & C.A.Mey., 1835 nom. cons.[3]
Loài điển hình
Rehmannia chinensis
(Gaertn.) Libosch. ex Fisch. & C.A. Mey., 1835[4]
Các loài
7-8. Xem văn bản
Danh pháp đồng nghĩa
  • Sparmannia Buc'hoz, 1779 nom. rej.
  • Zuccarinia Maerkl., 1811 nom. rej.

Đôi khi người ta còn gọi các loài trong chi này là mao địa hoàng Trung Hoa do sự tương tự ở bề ngoài của chúng với các loài trong chi Mao địa hoàng (Digitalis). Các loài trong chi Rehmannia là các loại cây thảo mộc sống lâu năm. Chúng có hoa lớn và được trồng làm cây cảnh trong vườn tại châu ÂuBắc Mỹ, cũng như được sử dụng trong y học tại châu Á. Loài địa hoàng (Rehmannia glutinosa) được sử dụng như là một loại dược thảo để điều trị một số chứng bệnh, như bệnh thiếu máu, chóng mặt và táo bón. Các loài trong chi Rehmannia chứa các vitamin A, B, C và D cũng như một số hợp chất có ích khác.

Từ nguyên

sửa

Rehmannia đặt theo tên của Joseph Rehmann (1788–1831), một bác sĩ tại Sankt-Peterburg.[5]

Tên gọi "Rehmannia" cũng được đặt cho một chi cúc đá (Ammonoidea) thuộc họ Reineckeidae sinh sống trong kỷ Jura.

Phân loại

sửa

Chi này đã từng được đặt trong họ Huyền sâm (Scrophulariaceae)[6] hay họ Tai voi (Gesneriaceae) ở một số phân loại cũ. Vị trí hiện tại của chi này là không chắc chắn; nó không thuộc về cả họ Huyền sâm nghĩa hẹp (sensu stricto) lẫn họ Mã đề (Plantaginaceae) nghĩa rộng (sensu lato, là họ mà nhiều loài trước đây được đặt trong họ Huyền sâm nay đã chuyển sang), mà cũng dường như không thuộc về bất kỳ nhánh chính nào trong bộ Hoa môi. Các nghiên cứu phân tử cho rằng nó có quan hệ họ hàng gần gũi (nhưng yếu) với các chi Phryma, Paulownia, LanceaMazus[7], là các chi đã từng được đặt trong họ Thấu cốt thảo (Phrymaceae)[8], cũng như các chi của họ Orobanchaceae. Trong phân tích phát sinh chủng loài hạn hẹp hơn, Rehmannia có liên quan với Oreosolen[9], trước đây được đặt trong nhánh Scrophulariaceae sensu stricto[7]. Gần đây, các tác giả Zhi Xia, Yin-Zheng Wang và James F. Smith trong bài báo đăng trên American Journal of Botany năm 2009 đã xếp chi này vào họ Cỏ chổi (Orobanchaceae) do các kết quả phân tích của họ cho thấy chi này và chi Triaenophora cùng nhau là nhóm có quan hệ chị em với chi Lindenbergia và nhóm các loài ký sinh của họ Cỏ chổi.[10][11] APG IV năm 2016 công nhận nó thuộc họ Cỏ chổi, làm cho nó thuộc về số ít các chi của họ này - cùng với Lindenbergia - không là ký sinh của họ Cỏ chổi.[12]

Các loài

sửa

Danh sách các loài được công nhận lấy theo Plants of the World Online:[13]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Rouy, G. (1909). “Conspectus des tribus et des genres de la famille des Scrofulariacées”. Rev. Gen. Bot. 21: 194–207.
  2. ^ Kadereit, Joachim W. (6 tháng 12 năm 2012). Flowering Plants · Dicotyledons: Lamiales (except Acanthaceae including Avicenniaceae) (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. tr. 426. ISBN 978-3-642-18617-2.
  3. ^ Friedrich Ernst Ludwig Fischer & Carl Antonovic von Meyer, 1835. Rehmannia. Index seminum 1: 36.
  4. ^ Friedrich Ernst Ludwig Fischer & Carl Antonovic von Meyer, 1835. Rehmannia chinensis. Index seminum 1: 36.
  5. ^ Gledhill David, 2008. "The Names of Plants". Cambridge University Press. ISBN 9780521866453 (bìa cứng), ISBN 9780521685535 (bìa giấy). Tr. 328.
  6. ^ Rehmania trên Quần thực vật Trung Hoa.
  7. ^ a b Oxelman B., Kornhall P., Olmstead R.G. & Bremer B, 2005. Further disintegration of the Scrophulariaceae. Taxon 54 (2): 411-425, doi:10.2307/25065369.
  8. ^ Beardsley P. M. & Olmstead R. G. 2002. Redefining Phrymaceae: the placement of Mimulus, tribe Mimuleae, and Phryma. American Journal of Botany 89: 1093-1102 (có sẵn trực tuyến Lưu trữ 2010-06-26 tại Wayback Machine).
  9. ^ Albach D. C., H. Q. Li, N. Zhao, S. R. Jensen. 2007. Molecular systematics and phytochemistry of Rehmannia (Scrophulariaceae). Biochemical Systematics and Ecology 35(5): 293–300, doi:10.1016/j.bse.2006.11.003.
  10. ^ “Familial placement and relations of Rehmannia and Triaenophora (Scrophulariaceae s.l.) inferred from five gene regions”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2010.
  11. ^ Li, Xi; Feng, Tao; Randle, Chris; Schneeweiss, Gerald M. (2019). “Phylogenetic relationships in Orobanchaceae inferred from low-copy nuclear genes: Consolidation of major clades and identification of a novel position of the non-photosynthetic Orobanche clade sister to all other parasitic Orobanchaceae”. Frontiers in Plant Science. 10: 902. doi:10.3389/fpls.2019.00902. PMID 31379896.
  12. ^ The Angiosperm Phylogeny Group (2016). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG IV”. Botanical Journal of the Linnean Society. 181: 1–20. doi:10.1111/boj.12385.
  13. ^ Rehmannia Libosch. ex Fisch. & C.A.Mey.”. Plants of the World Online. Royal Botanic Gardens, Kew. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023.

Liên kết ngoài

sửa