Robocon Tokyo 2002 là cuộc thi ABU Robocon lần đầu tiên do Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á -Thái Bình Dương (ABU) tổ chức. Cuộc thi diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản với chủ đề "Chinh phục núi Phú Sĩ" và thu hút 20 đội tuyển đến từ 19 quốc gia đến dự thi.

Robocon Tokyo 2002
Biểu trưng của Robocon Tokyo 2002
Biểu trưng của Robocon Tokyo 2002
Thời gian7 tháng 9 năm 2002
Địa điểmNhà thi đấu Làng Olympic Komazawa
Thành phốTokyo
Quốc giaNhật Bản Nhật Bản
Chủ đềChinh phục núi Phú Sĩ
Kết quả
Giải nhấtViệt Nam Việt Nam Telematic
Giải nhìTrung Quốc Trung Quốc USTC-Qiang Qiang
Giải baNhật Bản Nhật Bản 1 TuT
Nhật Bản Nhật Bản 2 Chord
Giải ý tưởngNhật Bản Nhật Bản 1 TuT
Giải thiết kếFiji Fiji Pacsea
◄ [[ABU Robocon |]] ABU Robocon 2003

Việt Nam đã giành chức vô địch sau khi thắng Trung Quốc trong trận chung kết và trở thành nhà vô địch đầu tiên trong lịch sử của ABU Robocon.

Luật chơi

sửa

Trên sân có 17 ống tượng trưng cho các phần của núi Phú Sĩ. Giữa sân là ống trụ tượng trưng cho đỉnh Phú Sĩ. Thời gian cho mỗi đội là 180 giây (3 phút). Đội nào bỏ được bóng cao su vào 5 ống liên tiếp theo đường chéo sẽ được tuyên bố "chinh phục được đỉnh núi" và giành chiến thắng tuyệt đối, gọi là "Reach!". Nếu không, đội nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng.

Trong khi chơi, các đội chỉ được dùng 16 trái bóng có đường kính 30cm khi bơm căng. Chỉ có bóng của BTC là hợp lệ, không được phép sử dụng loại bóng khác.

Điểm được tính như sau: Bóng được bỏ vào ống "chân núi" tính 1 điểm. bóng vào ống "sườn núi" tính 2 điểm, bóng vào ống "đỉnh núi" tính 4 điểm. Trường hợp cả hai đội cùng bỏ bóng vào trong cùng một ống thì điểm chỉ được tính cho quả bóng nằm vị trí cao nhất.

Lưu ý: Việc chinh phục sẽ chưa được hoàn thành nếu ống đỉnh núi có ít hơn 3 bóng, ống sườn núi có ít hơn 2 bóng.

Sân thi đấu

sửa

 

Sân chơi làm bằng tấm nhựa dày 2mm, bề mặt được trải bằng thảm nhựa dày 50mm. Sân chơi bao gồm "vùng xuất phát A", "vùng xuất phát B" , "vùng di chuyển", "vùng núi Phú Sĩ" và nơi để bóng cho mỗi đội. Nơi để bóng cho mỗi đội đặt 16 quả bóng và xếp thành hàng 4x4 quả. Khu xuất phát A và B có diện tích là 1200 mm x 1200 mm. Chỉ có robot tự động mới được xuất phát ở "khu xuất phát B".

Các đội tham gia

sửa
STT Quốc gia Trường đại học đại diện Đài truyền hình
1   Úc Đại học Queensland Công ty truyền hình Úc
2   Trung Quốc Đại học Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc
3   Ai Cập Đại học Ain Shams Hiệp hội truyền hình phát thanh Ai Cập
4   Fiji Đại học Nam Thái Bình Dương Công ty TNHH truyền hình Fiji
5   Ấn Độ Học viện Công nghệ Nirma Doordarshan
6   Indonesia Học viện Bách khoa Kỹ thuật Điện tử Surabaya Televisi Republik Indonesia
7   Nhật Bản 1 Đại học Công nghệ Toyohashi NHK
8   Nhật Bản 2 Học viện Công nghệ Kanazawa NHK
9   Kazakhstan Đại học Kỹ thuật Quốc gia Kazakhstan Thông tấn Khabar
10   Hàn Quốc Đại học Incheon Hệ thống truyền thông Hàn Quốc
11   Ma Cao Đại học Ma Cao Teledifusao de Macau, S.A.
12   Malaysia Đại học Đa phương tiện Đài phát thanh truyền hình Malaysia
13   Mông Cổ Đại học Khoa học và Kỹ thuật Mông Cổ Đài phát thanh truyền hình Cộng hòa Mông Cổ
14   Nepal Đại học IOE Tribhuvan Đài truyền hình Nepal
15   Pakistan Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Pakistan Công ty TNHH truyền hình Pakistan
16   Singapore Đại học Bách khoa Ngee Ann MediaCorp TV
17   Sri Lanka Đại học Moratuwa Kênh truyền hình độc lập Sri Lanka
18   Thái Lan Đại học Công nghệ Thonburi của Vua Mongkut Hiệp hội truyền hình Thái Lan
19   Thổ Nhĩ Kỳ Đại học Sabanci Công ty Phát thanh truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ
20   Việt Nam Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh Đài Truyền hình Việt Nam

Trách nhiệm ban tổ chức

sửa

Ban tổ chức sẽ cấp cho mỗi đội tham dự 1000 USD chi phí lắp ráp robot. Robot phải được lắp ráp sao cho vừa với thùng 1500mmx1500mmx1500mm. Ban tổ chức sẽ thông báo công ty vận chuyển robot cho đội tham dự.

Các bảng đấu

sửa
Bảng A Bảng B Bảng C Bảng D Bảng E Bảng F Bảng G
  Fiji   Mông Cổ   Ấn Độ   Việt Nam   Thổ Nhĩ Kỳ   Nhật Bản   Macao
  Kazakhstan   Trung Quốc   Malaysia   Úc   Sri Lanka   Ấn Độ   Singapore
  Nepal   Thái Lan   Nhật Bản   Pakistan   Hàn Quốc   Ai Cập

Vòng đấu bảng

sửa

7 đội nhất bảng và đội nhì bảng có thành tích tốt nhất lọt vào vòng 2.

Đội tuyển đi tiếp vào vòng trong

Bảng A

sửa
Đội tuyển Số trận Thắng Hòa Thua Hiệu số Điểm
  Fiji 2 2 0 0 11-2 6
  Kazakhstan 2 0 0 2 0-13 0
  Nepal 2 1 0 1 9-5 3

Bảng B

sửa
Đội tuyển Số trận Thắng Hòa Thua Hiệu số Điểm
  Mông Cổ 2 0 1 1 5-18 1
  Trung Quốc 2 2 0 0 39-13 6
  Thái Lan 2 0 1 1 10-23 1

Bảng C

sửa
Đội tuyển Số trận Thắng Hòa Thua Hiệu số Điểm
  Ấn Độ 2 0 0 2 3-(R+17) 0
  Malaysia 2 2 0 0 (R+17)-3 6

Bảng D

sửa
Đội tuyển Số trận Thắng Hòa Thua Hiệu số Điểm
  Việt Nam 2 1 0 1 28-11 3
  Úc 2 0 0 2 4-26 0
  Nhật Bản 2 2 0 0 26-24 6

Bảng E

sửa
Đội tuyển Số trận Thắng Hòa Thua Hiệu số Điểm
  Thổ Nhĩ Kỳ 2 2 0 0 12-8 6
  Sri Lanka 2 1 0 1 7-7 3
  Pakistan 2 0 0 2 6-12 0

Bảng F

sửa
Đội tuyển Số trận Thắng Hòa Thua Hiệu số Điểm
  Nhật Bản 2 2 0 0 32-7 6
  Ấn Độ 2 0 0 2 7-21 0
  Hàn Quốc 2 1 0 1 6-21 3

Bảng G

sửa
Đội tuyển Số trận Thắng Hòa Thua Hiệu số Điểm
  Macao 2 1 0 1 13-15 3
  Singapore 2 1 0 1 7-11 3
  Ai Cập 2 1 0 1 15-11 3

Vòng đấu loại trực tiếp

sửa
Tứ kết Bán kết Chung kết
                   
       
   Nepal   0
   Trung Quốc   21  
   Trung Quốc   18
       Nhật Bản A   5  
   Malaysia   2
   Nhật Bản   21  
   Trung Quốc   13
   
     Việt Nam   15
   Thổ Nhĩ Kỳ   3
    Nhật Bản   10  
   Nhật Bản B   11
       Việt Nam   12  
   Việt Nam   15
   Macao   2  
 
Vô địch ABU Robocon Tokyo 2002
 
Telematic
Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam
Lần đầu tiên

Tham khảo

sửa