Rắn mống hay Rắn hổ hành (danh pháp khoa học: Xenopeltis unicolor) là một loài rắn thuộc họ Rắn mống. Loài rắn có lớp vảy phát ra ngũ sắc dưới ánh nắng.

Rắn mống
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Lớp (class)Reptilia
Bộ (ordo)Squamata
Phân bộ (subordo)Serpentes
Phân thứ bộ (infraordo)Alethinophidia
Họ (familia)Xenopeltidae
Chi (genus)Xenopeltis
Loài (species)X. unicolor
Danh pháp hai phần
Xenopeltis unicolor
Reinwardt, 1827[2]
Danh pháp đồng nghĩa
  • Col[uber]. alvearius - F. Boie, 1826[3]
  • [Xenopeltis] unicolor - Reinwardt In F. Boie, 1827
  • [Xenopeltis] concolor - Reinwardt In F. Boie, 1827
  • Xenopeltis leucocephala - Reinwardt In F. Boie, 1827
  • Tortrix xenopeltis - Schlegel, 1837
  • Xenopeltis unicolor - Cantor, 1847
  • X[enopeltis]. leucocephalus - Jan & Sordelli, 1865
  • Xenopeltis unicolor - Boulenger, 1893[4]

Miêu tả

sửa

Rắn trưởng thành có thể dài tới 1,3 m (51 inch)[5]. Các vảy trên đầu là các tấm lớn giống như ở các loài trong họ Rắn nước (Colubridae), trong khi các vảy bụng chỉ hơi bị tiêu giảm. Không có các cơ quan vết tích ở phần khung chậu[6].

Kiểu màu phần lưng là nâu hay nâu ánh đỏ hoặc ánh đen. Phần bụng có màu xám trắng không có họa tiết trang trí[7]. Vảy có tính chất ngũ sắc cao, tạo ra màu sắc óng ánh dưới ánh sáng[6].

Phân bố

sửa

Rắn mống được tìm thấy ở Myanmar (Tenasserim), AndamanNicobar, Hoa Nam (Quảng ĐôngVân Nam), Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Tây Malaysia, đảo Penang, SingaporeĐông Malaysia (Sarawak). Tại Indonesia nó sinh sống trên các đảo thuộc quần đảo Riau, Bangka, Belitung, Sumatra, We, Simalur, Nias, Mentawai (Siberut), Borneo, JavaSulawesi. Tại Philippines có trên các đảo Balabac, Bongao, JoloPalawan.

Tập tính và thức ăn

sửa

Rắn hổ hành là động vật chuyên đào bới, phần lớn thời gian sống chui rúc. Chúng chỉ bò ra vào lúc chạng vạng để kiếm thức ăn là các loài ếch nhái, rắn và thú nhỏ. Chúng không có nọc độc và giết chết con mồi bằng cách quấn và co cơ giống như trăn[7]. Loài rắn này còn có khả năng kháng lại độc tố của một số loài rắn độc, đặc biệt là rắn hổ mang.

Ghi chú

sửa
  1. ^ Wogan G.; Auliya M.; Inger R. F.; Nguyen T. Q. (2012). Xenopeltis unicolor. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2012: e.T178481A1536060. doi:10.2305/IUCN.UK.2012-1.RLTS.T178481A1536060.en. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2023.
  2. ^ Caspar Georg Carl Reinwardt trong Friedrich Boie, 1827. Bemerkungen über Merrem’s Versuch eines Systems der Amphibien. Marburg, 1820. 1te Lieferung, Ophidier. Isis von Oken 20(6): 508–566; xem trang 564.
  3. ^ Friedrich Boie, 1826. Generalübersicht der Familien und Gattungen der Ophidier. Isis von Oken 19(10): 981.
  4. ^ McDiarmid RW, Campbell JA, Touré T. 1999. Snake Species of the World: A Taxonomic and Geographic Reference, vol. 1. Herpetologists' League. 511 pp. ISBN 1-893777-00-6 (series). ISBN 1-893777-01-4 (volume).
  5. ^ Burnie D, Wilson DE. 2001. Animal. Dorling Kindersley. 624 tr. ISBN 0-7894-7764-5.
  6. ^ a b Xenopeltidae tại Reptarium.cz Reptile Database. Tra cứu 3 tháng 11 2008.
  7. ^ a b Mehrtens JM. 1987. Living Snakes of the World in Color. New York: Sterling Publishers. 480 tr. ISBN 0-8069-6460-X.