Rạch Bà Tàng – Cầu Sập

Rạch Bà Tàng – Cầu Sập là một con rạch nối kênh Đôi với sông Cần Giuộc tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.[1]

Rạch Bà Tàng - Cầu Sập
Rạch
Ngã ba rạch Bà Tàng và Kênh Đôi
Quốc gia  Việt Nam
Bang Thành phố Hồ Chí Minh
Nguồn Kênh Đôi
Cửa sông Sông Cần Giuộc
 - vị trí phường 7, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh
Chiều dài 4,5 km (3 mi)

Rạch Bà Tàng – Cầu Sập có chiều dài 4,5 km,[a] có điểm đầu tại ngã ba sông nơi giao với kênh Đôi gần cầu Bà Tàng, chảy qua địa phận phường 7.

Đến khu vực đình Bình Đông, con rạch được chia làm hai nhánh. Một nhánh gần như song song với đường Phạm Thế Hiển và đổ ra sông Cần Giuộc tại vị trí cách cầu Cần Giuộc (đại lộ Nguyễn Văn Linh) khoảng 300 m về phía nam. Một nhánh mang tên Rạch Bà Lớn, bắt đầu từ khu vực này, chảy uốn cong qua hai xã Phong PhúBình Hưng.

Giao thông

sửa

Trên tuyến rạch Bà Tàng - Cầu Sập có 3 cây cầu bắc qua:

  • Cầu Bà Tàng (trên đường Phạm Thế Hiển)
  • Cầu Ba Tơ (trên đường Trịnh Quang Nghị)
  • Cầu Sập (trên đường Nguyễn Văn Linh)

Các thông tin khác

sửa

Hai bên rạch có hai địa điểm liên quan đến tâm linh đã được biết đến từ lâu đời, đó là đình Bình Đông, miễu Cánh Đồng Hoang và một số miếu thờ năm bà Ngũ Hành.[2][3] Đình Bình Đông đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1997.[4]

Trong chiến tranh Việt Nam, khu vực này từng là căn cứ của Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam Việt Nam.[5][6][7]

Ghi chú

sửa
  1. ^ Trước đây, khi chưa đào Kênh Đôi, rạch Bà Tàng có vị trí điểm đầu bắt nguồn từ ngã tư kênh Lò Gốm - Tàu Hủ, địa điểm cầu Vĩnh Mậu ngày nay.

Chú thích

sửa
  1. ^ “Rạch Bà Tàng - Cầu Sập”. Trang chủ Cảng vụ đường thủy nội địa Tp. Hồ Chí Minh.[liên kết hỏng]
  2. ^ Trần Chánh Nghĩa (10 tháng 7 năm 2019). “Chuyện lạ trong ngôi miếu lưu giữ 30 bộ hài cốt ở Sài Gòn”. VietNamNet.
  3. ^ Trần Chánh Nghĩa (9 tháng 7 năm 2019). “Bí mật trong ngôi miếu hút người đến lễ ở TP.HCM”. VietNamNet.
  4. ^ Vũ Minh (13 tháng 8 năm 2023). “Ngôi đình cổ hơn 170 năm trên cù lao Bà Tàng”. Quân đội Nhân dân.
  5. ^ Xuân Bảo Vũ 2000, tr. 193.
  6. ^ Trọng Tân Trần 2000, tr. 193.
  7. ^ Khang Hồ 2005, tr. 146.

Nguồn hàn lâm

sửa