Quang hợp nhân tạo
Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó. Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này. Thông tin thêm có thể được tìm thấy tại trang thảo luận. |
Quang hợp nhân tạo là một lĩnh vực mới áp dụng công nghệ vào việc chế tạo các vật liệu nhân tạo nhằm ứng dụng trong tự nhiên để giảm thải về các vấn đề ô nhiễm môi trường, sinh thái, khí hậu, sự tuyệt chủng...[1][2]
Lịch sử
sửaNgày 30 tháng 7 năm 2012, Panasonic công bố nghiên cứu tại Hội nghị Quốc tế về Chuyển đổi và Lưu trữ Năng lượng Mặt trời lần thứ 19 được tổ chức ở Pasadena (Mỹ) việc tái sử dụng dioxide carbon thành nguồn năng lượng có thể dùng được. Hệ thống hiệu quả này có cấu trúc đơn giản, sử dụng chất bán dẫn nitrit làm điện cực quang (photo-electrode).[2]
Hiệu quả
sửaQuang hợp nhân tạo này sử dụng loại vật liệu đặc biệt, có khả năng hấp thụ khí CO2 cao gấp 1.000 lần cây tự nhiên, giúp giảm tác hại của khí thải và hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Ứng dụng
sửaMột sinh viên của Anh mới đây giới thiệu chiếc lá nhân tạo có chức năng như lá thật trong tự nhiên, có thể hấp thụ nước, ánh sáng và quang hợp để tạo ra khí oxy. Lá nhân tạo có lục lạp được chiết xuất từ nhiên liệu protein trong sợi tơ. Do đó, khi được tiếp xúc với ánh sáng và nước, quá trình quang hợp và sinh oxy sẽ diễn ra bình thường. Với khả năng quang hợp, lá nhân tạo có thể được ứng dụng trong thiết kế nội thất, hệ thống thông gió ở các tòa nhà lớn, giúp bầu không khí trong lành hơn.[1]
Sự quang hợp nhân tạo có thể đóng góp quyết định cho việc giải quyết các vấn đề về năng lượng và khí hậu, nếu các nhà nghiên cứu tìm ra một phương pháp sản xuất hiệu quả khí hydro với sự hỗ trợ của năng lượng mặt trời.
Panasonic mới đây phát triển một hệ thống quang hợp nhân tạo, chuyển đổi dioxide carbon (CO2) thành các chất hữu cơ bằng cách chiếu sáng dưới ánh mặt trời, đạt hiệu suất 0,2% - hiệu suất cao hàng đầu thế giới hiện nay. Hiệu suất này có thể so sánh được với cây cối thật, dùng cho việc việc tạo năng lượng sinh khối (năng lượng từ chất hữu cơ). Bí quyết của hệ thống là ở việc áp dụng ứng dụng chất bán dẫn nitrit, làm cho hệ thống đơn giản và hiệu quả. Nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho việc chế tạo hệ thống để thu hồi và chuyển đổi CO2 từ các lò đốt rác, nhà máy điện hoặc những hoạt động công nghiệp.[2]
Xem thêm
sửaChú thích
sửa- ^ a b “Lá nhân tạo có thể quang hợp như lá thật”.
- ^ a b c “Hệ thống quang hợp nhân tạo không thua kém cây xanh”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2015.