Quan chế nhà Lýđịnh chế cấp bậc phẩm hàm quan lại phong kiến dưới thời nhà Lý trong lịch sử Việt Nam.

Khái quát

sửa

Những ghi chép trong sử sách không hoàn thiện và đầy đủ về quan chế thời , không cụ thể từng cấp bậc, phẩm hàm theo trật tự từ trên xuống. Về cơ bản, quan chế nhà Lý được phỏng theo kiểu Quan chế nhà Tống của Trung Hoa. Các sử gia căn cứ theo các tài liệu khác nhau để mô phỏng chế độ quan lại từ trung ương tới địa phương.

Hệ thống quan lại thời Lý gồm có: quý tộc, công thần, tăng quan và nho sĩ. Quan chế thời kỳ này đã được chia thành 9 phẩm (từ nhất phẩm tới cửu phẩm, nhưng sử không chép rõ từng phẩm có những chức gì), phía trên là các vương hầu quý tộc, bên dưới chia làm 2 ban văn võ, các quan trong (trung ương) và quan ngoài (địa phương)[1]. Các sử gia theo nhận định của Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương loại chí thống nhất rằng nhiều chức quan trong bộ máy chính quyền phong kiến Việt Nam được đặt ra từ thời nhà Lý[1].

Chế độ

sửa

Tước vị

sửa

Nhà Lý có tham khảo rất lớn chế độ các triều đại Trung Hoa. Trong hoàng tộc cũng vì thế quy định chặt chẽ tước vị, và một số tước vị phong tặng cho công thần.

Sau thời Lý Thái Tông, bắt đầu xuất hiện một số tước vị riêng biệt:

Ngoài ra, cũng như Tống, nhà Lý thiết lập hệ thống tán quan huân quan, dùng để tán thưởng gia tặng, trước mắt nhận thấy có:

Bộ máy

sửa

Nhà Lý phỏng theo chế độ nhà Tống; đứng trên trăm quan, thay mặt vua giải quyết mọi việc trong triều là Tể tướng, thời Lý chân chính Tể tướng là Thái úy.

Vị quan đầu triều đầu tiên của nhà Lý là Trần Cảo, được phong chức danh Tướng công dưới thời Lý Thái Tổ[2]. Tuy nhiên, sang thời Lý Thái Tông đặt ra chức Phụ quốc Thái úy nắm chính sự, vai trò của vị quan đầu triều mới thực sự lớn[3]. Sang thời Lý Nhân Tông, vị quan đầu triều được gia tăng thêm mấy chữ Bình chương quân quốc trọng sự (平章軍國重事), lại thêm các danh hiệu khác như Đồng trung thư môn hạ (同中書門下) hoặc Thượng trụ quốc (上柱國). Các vị quan Tể tướng thường được gia phong thêm các chức vụ Tam thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo) hoặc Tam thiếu (Tư không, Thiếu phó, Thiếu bảo). Các vị quan Tể tướng có danh vọng dưới triều Lý là Lý Thường Kiệt làm Thái phó phụ quốc thượng tướng quân; Lý Đạo Thành làm Thái phó bình chương quân quốc trọng sự; Tô Hiến Thành làm Nhập nội kiểm hiệu thái phó bình chương quân quốc trọng sự[4][5].

Cũng theo chế độ nhà Tống, triều Lý thiết đặt giúp đỡ Tể tướng là các chức Tham tri chính sự, Khu mật sứ các chức, còn có Văn Minh điện Đại học sĩ (文明殿大學士) có vai trò cố vấn trực tiếp cho Hoàng đế. Lại có Gián nghị đại phu khuyên răn Hoàng đế, Trung thừa (中丞) thực thi giám sát, Thái sử (太史) để làm việc thiên văn.

Ngoài ra, nhà Lý cũng dựa vào nhà Tống thiết đặt các cơ quan:

Quan chế

sửa

Cứ theo Việt sử lược, ta có đại khái quan chế:

Căn cứ Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, quan chế nhà Lý có vài cái bất đồng với Việt sử lược, cụ thể:

Trang phục

sửa

Từ tháng 8 năm 1059, Lý Thánh Tông bắt đầu áp dụng kiểu mẫu triều phục cho các quan.

Hoàng đế cấp cho trăm quan mũ cánh chuồn (đương thời gọi là mũ phốc đầu) và hia, quy định triều phục vào chầu là đội mũ cánh chuồn và đi hia[7]. Các bộ chính sử đều xác nhận việc đội mũ cánh chuồn và đi hia của các quan khi vào chầu vua bắt đầu từ đó[7][8][9][10].

Triều đại nhà Trần về sau tiếp tục dùng áp dụng những đồ dùng đó làm triều phục.

Chế độ tuyển dụng và bổ nhiệm

sửa

Để có đội ngũ quan lại phục vụ trong bộ máy chính quyền, nhà Lý đã áp dụng nhiều phương thức. Trong thời gian đầu, triều đình chỉ áp dụng chế độ tuyển cử, nhiệm tử và nộp tiền[11]:

  • Tuyển cử là phương thức bổ dụng quan lại khá phổ biến trong các đời vua đầu tiên. Những người được tuyển cử đều thuộc tầng lớp trên, trong hoàng tộc hoặc thân thích của người có công. Con cháu của thợ thuyền, con hát, nô tỳ đều không nằm trong những đối tượng được cử tuyển
  • Nhiệm tử là bổ nhiệm con cháu của những người có công theo hình thức tập ấm, tuy nhiên ít được áp dụng như thời Đinh và Tiền Lê; càng về sau hình thức này càng ít áp dụng
  • Nộp tiền để làm quan là hình thức có từ thời nhà Lý, tuy chưa thật thịnh hành và chưa có điển chế rõ ràng

Từ thời Lý Nhân Tông bắt đầu áp dụng chế độ khoa cử, cho thi tuyển chọn lấy người tài làm quan.

Từ thời Lý Anh Tông, vua áp dụng chế độ sát hạch lại (khảo khóa) đối với những người đương chức, thành lệ 9 năm 1 lần.

Năm 1179 thời Lý Cao Tông, triều đình thực hiện khảo xét công trạng các quan, người giữ chức siêng năng tài cán nhưng không thông chữ nghĩa làm một loại, người có chữ nghĩa tài cán làm một loại, người tuổi cao hạnh thuần, biết rõ việc xưa nay làm một loại, cứ theo thứ tự mà trao cho chức vụ trị dân coi quân, khiến cho quan chức không lạm quyền tham nhũng[8].

Nhìn chung, đội ngũ quan lại triều Lý được tuyển chọn tương đối kỹ càng, nên cơ bản xứng với thực tài và chức vụ.

Chế độ lương bổng

sửa

Sử sách chép không nhiều và không đầy đủ về chế độ lương bổng của quan lại nhà Lý. Năm 1067, vua Lý Thánh Tông đặt ra chế độ cấp lương bổng. Ông cho Đô hộ phủ sĩ sư và người làm án ngục lại hàng năm như sau[8]:

  • Đô hộ phủ sĩ sư hưởng là 50 quan tiền, 100 bó lúa và các thứ cá muối v..v..
  • Ngục lại mỗi người 20 quan tiền, 100 bó lúa

Việc ban bổng lộc nhằm để nuôi đức liêm khiết của họ. Theo tính toán và so sánh của Lê Văn Siêu, mức bổng lộc này là cao. Lê Văn Siêu dẫn căn cứ từ sách Lĩnh Ngoại đại đáp cho thấy, những viên quan lãnh trọng trách đi sứ nhà Tống năm 1156 mỗi ngày được hưởng 10 đồng để tiêu ở nước ngoài (ngoài ra được gạo); trong khi quan đô hộ phủ sĩ sư được hưởng 50 quan 1 năm tức là 1 ngày được trên 80 đồng, còn quan ngục lại tính ra mỗi ngày cũng được trên 30 đồng[12].

Theo ghi chép của sử sách, các quan làm việc trong kinh thành không có lương bổng, chỉ thỉnh thoảng được vua ban thưởng. Nhưng như vậy không có nghĩa là họ phải sống nghèo túng. Mỗi người trong số các quan có chức vụ đều có vài chục người hầu, nếu dùng không hết thì vẫn lĩnh lương theo danh nghĩa để nuôi những người hầu đó; ngoài ra, họ còn được hưởng thổ sản ở các địa phương trong nước tiến cống về và các tặng phẩm của vua[12]. Tuy không hưởng chế độ lương bổng thường xuyên, nhưng họ được hưởng chức tước và bổng lộc (ruộng đất và quyền thu thuế ruộng) và nhiều hình thức khác nên các quan lại thời Lý có cống hiến tốt, góp phần tạo nên sự hưng thịnh và duy trì triều đại nhà Lý trong hơn 200 năm[13].

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Nguyễn Quang Ngọc, sách đã dẫn, tr 302
  2. ^ 《越史略》卷中載太祖元年十一月:「陳鎬為相公。」
  3. ^ Nguyễn Quang Ngọc, sách đã dẫn, tr 294
  4. ^ Nguyễn Quang Ngọc, sách đã dẫn, tr 294-295
  5. ^ Lê Văn Siêu, sách đã dẫn, tr 519
  6. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 122
  7. ^ a b Đại Việt sử lược, tr 146
  8. ^ a b c Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ quyển 3
  9. ^ Ngô Thì Sĩ, sách đã dẫn, tr 281
  10. ^ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên quyển 3
  11. ^ Nguyễn Quang Ngọc, sách đã dẫn, tr 302-303
  12. ^ a b Lê Văn Siêu, sách đã dẫn, tr 518
  13. ^ Nguyễn Quang Ngọc, sách đã dẫn, tr 303