Quốc ca Liên bang Xô Viết
Quốc ca Liên Xô (tiếng Nga: Гимн Советского Союза) là quốc ca của Liên bang Xô viết được dùng thay thế cho "Quốc tế ca" vào 15 tháng 3 năm 1944. Phần nhạc do nhạc sĩ Aleksandr Vasilyevich Alexandrov (1883–1946) viết, và phần lời do nhạc sĩ Sergey Vladimirovich Mikhalkov (1913–2009) cùng viết với nhạc sĩ Gabriel El-Registan (1899–1945).[1][2][3]
Гимн Советского Союза Quốc ca Liên bang Xô viết Государственный гимн СССР | |
Quốc ca của Liên Xô Quốc ca khu vực của Nga Xô viết | |
Lời | Sergey Vladimirovich Mikhalkov |
---|---|
Nhạc | Alexander Vasilyevich Alexandrov |
Được chấp nhận | 1944 |
Cho đến | 8/1990 (ở Nga) 12/1991 (ở Liên Xô) |
Mẫu âm thanh | |
Quốc ca Liên Xô |
Cho tới trước ngày 1/1/1944, Quốc ca của Liên Xô là bài "Quốc tế ca" (L'Internationale) do nhạc sĩ cách mạng người Pháp gốc Bỉ Pierre Degeyter (1848-1932) viết năm 1888 phổ lời bài thơ của nhà thơ - nhà cách mạng tham gia Công xã Paris E.Pottier (1816-1887) sáng tác tháng 6 năm 1871.
Năm 1902, nhà thơ A. Kose đã dịch lời bài hát này ra tiếng Nga, rồi bổ sung, trau chuốt cho hợp với văn phong Nga. Từ năm 1918 đến hết năm 1943, L'Internationale là Quốc ca chính thức của Liên Xô.[4]
Vào giữa năm 1943, cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức xâm lược đã bước sang giai đoạn mới, có tính quyết định. Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô viết thấy cần có bài quốc ca mới mang đậm khí thế hào hùng của toàn thể các dân tộc trong Liên bang để động viên quân và dân mau chóng đánh bại quân thù, giải phóng đất nước mình và nhân loại khỏi ách thống trị của quân phát xít. Một cuộc thi sáng tác Quốc ca đã được Chính phủ Liên Xô phát động. Hơn 160 nhạc sĩ và 40 nhà thơ đã hào hứng tham gia. Đã có 178 bài sáng tác được đệ trình lên ban lãnh đạo.
Bộ Chính trị và lãnh tụ Joseph Stalin đặc biệt chú ý và đã xem xét, thảo luận rất kỹ. Kết quả, Ban lãnh đạo nhất trí quyết định chọn nhạc của Alexandrov và lời là bài thơ của hai nhà thơ S. V. Mikhalkov và G. G. Ele-Registan. Lời thơ rất hào hùng, biểu thị được ý chí quyết tâm của toàn dân Liên Xô xây dựng một quốc gia hùng cường và phồn vinh; giai điệu rất hùng tráng, đậm đà bản sắc dân tộc đang đi lên xây cuộc đời mới.[5]
Từ đêm 31/12/1943 rạng ngày 1/1/1944, Quốc ca mới của Liên bang Xô viết đã được phát đi từ Đài Phát thanh Moskva. Bài hát được truyền tới tận các trường học, nhà máy, công trường, tới tận các mặt trận đang mịt mù lửa đạn, tới các đội quân du kích, vào tận các hậu cứ của quân thù trên lãnh thổ Liên Xô. Bắt đầu từ ngày 15/3/1944, bài Quốc ca mới chính thức được dùng trên toàn lãnh thổ Xô viết, quốc gia đang dốc sức chống phát xít Đức xâm lược.[6]
Từ năm 1956 đến 1977, bài quốc ca cử hành không lời. Vào năm 1977, bài quốc ca được sửa lại lời: Viết lại điệp khúc, bỏ ''Stalin'' ở đoạn 2 và viết lại toàn bộ đoạn 3. Bản quốc ca này được xem là bài quốc ca hay nhất trên thế giới cho đến thời điểm bây giờ. Bài quốc ca sử dụng đến tháng 8 năm 1991 ở nước Nga khi nước Nga tuyên bố tách khỏi Liên Xô sau cuộc đảo chính ở Liên Xô, năm 1991 ở Liên Xô khi Liên Xô sụp đổ. Sau đó, đến năm 2000, nước Nga sử dụng lại bài quốc ca này nhưng đổi lời giữ nhạc (phần nhạc của Quốc ca Liên Xô) nay là Quốc ca Nga.[7]
Lời bài hát
sửaLời tiếng Nga | Phiên âm Latinh | Chuyển tự IPA |
---|---|---|
Союз нерушимый республик свободных |
Sojuz nerušimyj respublik svobodnyh |
[sɐ.ˈjuz‿nʲɛ.rʊ.ˈʂɨ.mɨj rʲɪs.ˈpu.blʲɪk svɐ.ˈbod.nɨx] |
Lời tiếng Nga | Phiên âm Latinh | Chuyển tự IPA |
---|---|---|
Союз нерушимый республик свободных |
Sojuz nerušimyj respublik svobodnyh |
[sɐ.ˈjuz nʲɛ.rʊ.ˈʂɨ.mɨj rʲɪs.ˈpu.blʲɪk svɐ.ˈbod.nɨx] |
Dịch sang tiếng Việt
sửa
Liên bang không thể chia cắt của những nước cộng hòa tự do Vinh quang thay tổ quốc tự do của chúng ta Ánh mặt trời của tự do chiếu xuyên qua giông tố Vinh quang thay tổ quốc tự do của chúng ta Chúng ta nuôi dưỡng quân đội bằng những cuộc chiến Vinh quang thay tổ quốc tự do của chúng ta |
Liên bang của các nước cộng hòa không thể nào tách rời Vinh quang thay hạnh phúc dạt dào Quốc gia tự do mãi trường tồn Sức dân dựng tự do độc lập Bình minh tự do chiếu rọi vượt qua đêm dài nô lệ Từng bước dân tộc bước lên quyền năng đích thực có được Vinh quang thay hạnh phúc dạt dào Quốc gia tự do mãi trường tồn Sức dân dựng tự do độc lập Chiến thắng của ý chí cộng sản ấy mãi mãi sáng ngời Vinh quang thay hạnh phúc dạt dào Quốc gia tự do mãi trường tồn Sức dân dựng tự do độc lập
(Có thể hát bằng tiếng Việt) |
Tham khảo
sửa- ^ Người viết bài ca Tổ quốc cho nước Nga
- ^ https://music-facts.ru/song/Aleksandr_Aleksandrov/Gimn_SSSR/ Гимн СССР. Александр Александров. Факты о песне., текст песни.. Интересные факты о песнях. Дата обращения 7 декабря 2018.
- ^ https://books.google.ru/books?id=FegTAQAAIAAJ Frans C. Lemaire. Музыка XX века в России и в республиках бывшего Советского Союза. — Гиперион, 2003. — С. 108. — 532 с.
- ^ Bài ca chính thức của giai cấp vô sản thế giới
- ^ Chuyện ít biết về người sáng tác lời quốc ca Liên Xô
- ^ Nhà thơ Nga Sergey Mikhalkov và Quốc ca Liên Xô
- ^ S. Mikhalkov, người ba lần viết quốc ca Nga - Xô viết
- ^ Quyết định của Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 14/12/1944
- ^ Утверждён постановлением Политбюро ЦК ВКП(б) от 14 декабря 1944 года
- ^ Được phê chuẩn bởi sắc lệnh của Xô viết tối cao Liên Xô vào ngày 27 tháng 5 năm 1977
- ^ Утверждён указом Президиума Верховного Совета СССР от 27 мая 1977 года.
Liên kết ngoài
sửa- Quốc ca Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết
- Viện bảo tàng quốc ca Nga qua các thời kỳ Lưu trữ 2013-10-13 tại Wayback Machine
- Video Gimn Sovetskogo Soyuza trên YOUTUBE
- Tải xuống bài Gimn Sovetskogo Soyuza (dàn nhạc Hồng Quân hợp xướng) Lưu trữ 2012-03-07 tại Wayback Machine
- Tải xuống bài Gimn Sovetskogo Soyuza (hòa tấu) Lưu trữ 2012-03-07 tại Wayback Machine
- Tập tin MIDI
- Người viết lời ca cho hai bài quốc ca của Nga[liên kết hỏng]