Quần tụ thiên hà Coma

Quần tụ thiên hà Coma (Abell 1656) là một quần tụ thiên hà lớn chứa hơn 1.000 thiên hà đã được xác định.[2][3] Cùng với Quần tụ thiên hà Leo (Abell 1367), là hai cụm chính của Siêu đám Coma.[8] Nó được định vị và đặt tên theo chòm sao Coma Berenices.

Quần tụ thiên hà Coma
Một bức tranh khảm Khảo sát Bầu trời Kỹ thuật số Sloan/Kính viễn vọng Không gian Spitzer về quần tụ Coma trong bước sóng hồng ngoại dài (đỏ), bước sóng hồng ngoại ngắn (màu xanh), và quang phổ. Nhiều chấm màu xanh lá cây mờ nhạt là các thiên hà lùn trong quần tụ này.
Credit: NASA/JPL-Caltech/GSFC/SDSS
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoComa Berenices
Xích kinh12h 59m 48.7s[1]
Xích vĩ+27° 58′ 50″[1]
Thành viên sáng nhấtNGC 4874NGC 4889
Số lượng thiên hà> 1000[2][3]
Danh mục Abell2[4]
Phân loại Bautz–MorganII[4]
Sự phân tán vận tốc1,000 km/s[5]
Dịch chuyển đỏ0.0231 (6 925 km/s)[1]
Khoảng cách
(đồng chuyển động)
102.975 Mpc (335.860 Mly) for h−1
0.705
[1]
Nhiệt độ ICM8-9 keV[6]
Khối lượng ràng buộc~7×1014[7] M
Thông lượng tia X(319.20 ± 2.6%)×10-12 erg s−1 cm−2[1] (0.1-2.4 keV)[1]
Tên gọi khác
Abell 1656[1]
Xem thêm: Nhóm thiên hà, Cụm thiên hà, Danh sách nhóm và quần tụ thiên hà

Khoảng cách trung bình của quần tụ này từ Trái đất là 99 Mpc (321 triệu năm ánh sáng).[3][9][10] Mười thiên hà xoắn ốc sáng nhất của nó có cấp sao biểu kiến là 12–14 có thể quan sát được bằng kính thiên văn lớn hơn 20 cm.[11] Khu vực trung tâm bị chi phối bởi hai thiên hà hình elip siêu lớn: NGC 4874NGC 4889.[12] Quần tụ thiên hà này nằm ở vị trí cách khoảng vài độ so với cực bắc của chòm sao Hậu Phát. Hầu hết các thiên hà nằm ở phần trung tâm của Coma có hình elip. Cả thiên hà lùn và hình elip khổng lồ đều được tìm thấy rất nhiều trong Quần tụ thiên hà Coma.[13]

Các thiên hà bên trong

sửa
 
Các đuôi của thiên hà xoắn ốc D100, được tìm thấy trong quần tụ Coma, được tạo ra bởi áp suất nén.[14][15]

Thông thường đối với các quần tụ thiên hà phong phú này, các thiên hà có hình elip và thiên hà S0 chiếm số lượng áp đảo, chỉ có một số thiên hà có hình xoắn ốc và có tuổi đời trẻ hơn, và nhiều thiên hà trong số đó nằm ở gần vùng ngoại vi của quần tụ.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa hiểu được toàn bộ phạm vi của quần tụ thiên hà này cho đến khi nó được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn vào những năm 1950 bởi các nhà thiên văn học tại Đài quan sát Mount Palomar, mặc dù nhiều thiên hà riêng lẻ trong quần tụ đã được xác định trước đó.[16][17][18]

Vật chất tối

sửa

Coma là một trong những nơi đầu tiên quan sát thấy hấp dẫn dị thường, được coi là biểu hiện của khối lượng không quan sát được. Vào năm 1933, Fritz Zwicky đã chỉ ra rằng các thiên hà của Coma đang di chuyển quá nhanh để quần tụ này có thể liên kết với nhau bởi vật chất nhìn thấy được của chúng. Mặc dù ý tưởng về vật chất tối không được chấp nhận trong 50 năm tiếp theo nhưng Zwicky đã viết rằng các thiên hà phải được giữ lại với nhau bởi một số dunkle Materie.[19]

Khoảng 90% khối lượng của Coma được cho là ở dạng vật chất tối. Tuy nhiên, sự phân bố của vật chất tối lại bị hạn chế.[20]

Nguồn tia X-ray

sửa

Một nguồn tia X mở rộng có tâm nằm tại 1300 + 28 theo hướng của quần tụ thiên hà Coma đã được báo cáo trước tháng 8 năm 1966.[21] Việc quan sát tia X này đã được thực hiện bằng khinh khí cầu, nhưng nguồn không được phát hiện trong chuyến bay của tên lửa âm thanh được phóng bởi nhóm thiên văn học tia X tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Mỹ vào ngày 25 tháng 11 năm 1964.[22] Một nguồn tia X mạnh đã được quan sát bởi vệ tinh quan sát tia X Uhuru gần trung tâm của Coma và nguồn này được đề nghị chỉ định là Coma X-1.[23]

Coma chứa đựng khoảng 800 thiên hà trong một khu vực thiên cầu rộng 100 x 100 vòng cung-phút. Nguồn tia X-ray nằm gần trung tâm tại RA (1950) 12h56m ± 2m Xích vĩ 28°6 '± 12' có độ sáng Lx = 2,6 x 1044 ergs/s.[23] Khi nguồn tia X-ray được mở rộng, với kích thước khoảng 45 ', nó đã chống lại lập luận cho rằng một thiên hà đơn lẻ chịu trách nhiệm cho sự phát xạ.[23] Các quan sát của Uhuru cho thấy nguồn tia X-ray có cường độ không lớn hơn ~10−3 photons cm−2s−1keV−1 ở 25 keV,[23] dẫn đến họ không đồng ý với các quan sát trước đó[21] cho rằng cường độ nguồn là ~10−2 photons cm−2s−1keV−1 ở 25 keV, và kích thước là 5°.

Thư viện ảnh

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f g “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for Abell 1656. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2006.
  2. ^ a b “Chandra/Field Guide to X-ray Sources”. Coma Cluster. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2008.
  3. ^ a b c “NASA / Focus on the Coma Cluster”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2008.
  4. ^ a b Abell, George O.; Corwin, Harold G., Jr.; Olowin, Ronald P. (tháng 5 năm 1989). “A catalog of rich clusters of galaxies”. Astrophysical Journal Supplement Series. 70 (May 1989): 1–138. Bibcode:1989ApJS...70....1A. doi:10.1086/191333. ISSN 0067-0049.
  5. ^ Struble, Mitchell F.; Rood, Herbert J. (tháng 11 năm 1999). “A Compilation of Redshifts and Velocity Dispersions for ACO Clusters”. The Astrophysical Journal Supplement Series. Chicago, Illinois, USA: The University of Chicago Press. 125 (1): 35–71. Bibcode:1999ApJS..125...35S. doi:10.1086/313274.
  6. ^ Section 4 of Sato, Takuya; Matsushita, Kyoko; Ota, Naomi; Sato, Kosuke; Nakazawa, Kazuhiro; Sarazin, Craig L. (tháng 11 năm 2011). “Suzaku Observations of Iron K-Lines from the Intracluster Medium of the Coma Cluster” (PDF). Publications of the Astronomical Society of Japan. 63 (SP3): S991–S1007. arXiv:1109.0154. Bibcode:2011PASJ...63S.991S. doi:10.1093/pasj/63.sp3.s991. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2012.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ Gavazzi, R.; Adami, C.; Durret, F.; Cuillandre, J.-C.; Ilbert, O.; Mazure, A.; Pelló, R.; Ulmer, M.P. (tháng 5 năm 2009). “A weak lensing study of the Coma cluster”. Astronomy and Astrophysics. 498 (2): L33–L36. arXiv:0904.0220. Bibcode:2009A&A...498L..33G. doi:10.1051/0004-6361/200911841.
  8. ^ “The Coma Supercluster”.
  9. ^ “2MASS Atlas Image Gallery: Galaxy Groups and Clusters”. Infrared Processing and Analysis Center. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2010.
  10. ^ Colless, M (2001). “Coma Cluster”. Trong P Murdin (biên tập). Encyclopedia of Astronomy and Astrophysics. Bristol Institute of Physics publishing. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2006.
  11. ^ Singapore Science Centre. “ScienceNet - Astronomy & Space Science - Observatories/ Telescopes - Question No. 13490”. Bản gốc lưu trữ 2002. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2012.
  12. ^ Conselice, Christopher J., Gallagher, John S., III (1998). “Galaxy aggregates in the Coma cluster”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 297 (2): L34–L38. arXiv:astro-ph/9801160. Bibcode:1998MNRAS.297L..34C. doi:10.1046/j.1365-8711.1998.01717.x.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  13. ^ Newswise: Hubble's Sweeping View of the Coma Cluster of Galaxies, truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2008.
  14. ^ “Wading through water”. www.spacetelescope.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2019.
  15. ^ Cramer, William J.; và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2019). “Spectacular Hubble Space Telescope Observations of the Coma Galaxy D100 and Star Formation in Its Ram Pressure–stripped Tail”. The Astrophysical Journal. 870: 2. arXiv:1811.04916. doi:10.3847/1538-4357/aaefff.
  16. ^ Zwicky, Fritz (tháng 10 năm 1937). “On the Masses of Nebulae and of Clusters of Nebulae”. Astrophysical Journal. 86 (3): 217–246. Bibcode:1937ApJ....86..217Z. doi:10.1086/143864.
  17. ^ Shapley, Harlow (tháng 7 năm 1934). “A Photometric Investigation of Wolf's Cluster of Nebulae in Coma”. Harvard College Observatory Bulletin. Cambridge, MA, USA. 896: 3–12. Bibcode:1934BHarO.896....3S.
  18. ^ Wallenquist, Å. (1933). “On the space distribution of the nebulae in the Coma Cluster”. Annalen V.d. Bosscha-Sterrenwacht (Miscellaneous Papers (Observatorium Bosscha)). France: Bandoeng: Gebrs. Kleijne. 4 (6): 73–77. Bibcode:1933AnBos...4...73W.
  19. ^ de Swart, J. G.; Bertone, G.; van Dongen, J. (2017). “How dark matter came to matter”. Nature Astronomy. 1 (59): 0059. arXiv:1703.00013. Bibcode:2017NatAs...1E..59D. doi:10.1038/s41550-017-0059.
  20. ^ Merritt, D. (tháng 2 năm 1987). “The Distribution of Dark Matter in the Coma Cluster”. The Astrophysical Journal. 313: 121–135. Bibcode:1987ApJ...313..121M. doi:10.1086/164953.
  21. ^ a b Boldt E, McDonald FB, Riegler G, Serlemitsos P (1966). “Extended source of energetic cosmic X rays”. Phys. Rev. Lett. 17 (8): 447–50. Bibcode:1966PhRvL..17..447B. doi:10.1103/PhysRevLett.17.447.
  22. ^ Friedman H, Byram ET (tháng 1 năm 1967). “X-rays from the Coma cluster of galaxies”. Astrophysical Journal. 147 (1): 399–401. Bibcode:1967ApJ...147..368.. doi:10.1086/149022.
  23. ^ a b c d Gursky H, Kellogg E, Murray S, Leong C, Tananbaum H, Giacconi R (tháng 8 năm 1971). “A strong X-ray source in the Coma cluster observed by Uhuru”. Astrophysical Journal. 167 (8): L81–4. Bibcode:1971ApJ...167L..81G. doi:10.1086/180765.
  24. ^ “Clusters within clusters”. www.spacetelescope.org. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2018.
  25. ^ “Hubble close-up on the Coma Cluster”. ESA/Hubble Picture of the Week. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2014.
  26. ^ http://www.astrobin.com/244071/

Liên kết ngoài

sửa