Quảng trường Austin J. Tobin
Quảng trường Austin J. Tobin, hay còn gọi là Quảng trường Trung tâm Thương mại Thế giới hoặc Quảng trường Lớn, là một khu vực công cộng lớn nằm tại Trung tâm Thương mại Thế giới. Quảng trường này tồn tại từ năm 1966 và bị phá hủy trong Vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001. Với diện tích khoảng 5 mẫu Anh, đây là quảng trường lớn nhất ở Thành phố New York vào thời điểm đó.
Quảng trường Austin J. Tobin | |
---|---|
Quảng trường công cộng | |
Quảng trường Trung tâm Thương mại Thế giới, Quảng trường Tobin | |
Trên: Quảng trường năm 1993, với khách sạn Marriott ở phía sau, nằm giữa tòa nhà số 1 và số 2 của Trung tâm Thương mại Thế giới. Dưới: Hình ảnh tòa nhà số 5 và quảng trường sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9. Quảng trường và các tòa nhà xung quanh đã bị phá hủy trong vụ tấn công này. | |
Thiết kế | Minoru Yamasaki |
Xây dựng: | 1966 |
Hoàn thành: | 1973 |
Khánh thành | Ngày 4 tháng 4, 1973 |
Chi phí: | 12 triệu USD (năm 1999) |
Diện tích | 5 mẫu Anh (220,000 foot vuông) |
Tưởng niệm: | Austin J. Tobin |
Chủ sở hữu | Cảng vụ New York và New Jersey |
Vị trí | Trung tâm Thương mại Thế giới, Hạ Manhattan, Thành phố New York, New York |
Tọa độ: 40°42′42″B 74°00′45″T / 40,71167°B 74,0125°T |
Quảng trường bắt đầu hoạt động từ ngày 4 tháng 4 năm 1973 và đến năm 1982 thì được đổi tên theo Austin J. Tobin. Mỗi ngày, có khoảng 50.000 đến 80.000 người, bao gồm cả nhân viên làm việc và du khách đi qua khu vực này. Trên quảng trường có nhiều tác phẩm điêu khắc nổi tiếng như The Sphere và Ideogram. Vào năm 1993, quảng trường đã bị hư hại trong một vụ đánh bom và sau đó bị phá hủy hoàn toàn trong vụ tấn công ngày 11 tháng 9.
Thiết kế
sửaỞ trung tâm quảng trường là tác phẩm điêu khắc The Sphere. Các hàng ghế dài xếp theo vòng tròn quanh bức tượng.[1][2] Quảng trường lát đá cẩm thạch và granite.[2] Khu vực này được thiết kế với cảnh quan, và các bồn hoa quanh ghế dài thay đổi theo mùa.[3] Quảng trường có 37 cầu thang dẫn lên.[4] Một cầu thang từ phố Vesey dẫn thẳng lên, tạo lối đi dễ dàng đến Trung tâm Thương mại Thế giới số 7.[5][6]
Lịch sử
sửaĐầu năm 1961, kế hoạch xây dựng Trung tâm Thương mại Thế giới được công bố với vị trí dự kiến tại New Jersey.[7] Do nhiều ý kiến phản đối mạnh mẽ vào cuối năm kế hoạch này chuyển đến khu đất rộng 16 mẫu Anh ở Hạ Manhattan.[7] Tháng 1 năm 1964, kiến trúc sư Minoru Yamasaki giới thiệu mô hình cuối cùng của khu phức hợp tại buổi họp báo.[7]
Việc xây dựng quảng trường bắt đầu vào ngày 5 tháng 8 năm 1966. Quảng trường này được xây trên các cột thép lớn, những cột này cắm sâu xuống một khu vực bên dưới có tên là "Bathtub".[8][9] Móng của các tòa tháp cũng nằm trong khu vực quảng trường và cắm sâu vào lớp đá bên dưới. Khu vực "Bathtub" này nằm dưới lòng đất và kéo dài đến đường West Side Highway và phố Greenwich.[8]
Quảng trường chính thức mở cửa vào ngày 4 tháng 4 năm 1973.[10] Đến năm 1982, Cơ quan Quản lý Cảng New York và New Jersey quyết định đổi tên quảng trường để tôn vinh cựu giám đốc Austin J. Tobin, vì ông đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng các tòa tháp tại đây.[11][12][13]
Vụ đánh bom năm 1993
sửaNgày 26 tháng 2 năm 1993, một quả bom do nhóm khủng bố al-Qaeda đặt trong hầm để xe dưới quảng trường đã phát nổ. Vụ nổ khiến 6 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương.[14] Vụ nổ gây thiệt hại nặng nề cho quảng trường và phá hủy trung tâm liên lạc gần đó.[14] Sau vụ đánh bom, khu phức hợp tăng cường an ninh và cải thiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy.[15]
Ngày 26 tháng 2 năm 1995, Quảng trường khánh thành đài tưởng niệm để vinh danh các nạn nhân của vụ đánh bom năm 1993.[16] Đài tưởng niệm do nhà điêu khắc Elyn Zimmerman thiết kế, đặt ngay trên vị trí vụ nổ. Đài khắc tên sáu nạn nhân và dòng chữ: "Ngày 26 tháng 2 năm 1993, một quả bom do khủng bố đặt phát nổ dưới khu vực này. Hành động bạo lực khủng khiếp này đã cướp đi sinh mạng của những người vô tội, khiến hàng ngàn người bị thương và làm tất cả chúng ta trở thành nạn nhân."[17]
Cải tạo
sửaTừ năm 1998 đến 1999, quảng trường trải qua quá trình nâng cấp. Các tấm lát cẩm thạch được thay thế bằng đá granite xám và hồng. Những ghế ngồi mới, chậu cây, nhà hàng, quầy thức ăn và khu vực ăn uống ngoài trời cũng được thêm vào để phục vụ người dân. Cây xanh được trồng dọc theo lối vào quảng trường.[18] Việc nâng cấp này tiêu tốn 12 triệu đô la (tính theo giá năm 1999).[19] Quảng trường có diện tích 5 mẫu Anh và là quảng trường lớn nhất ở New York.[20][21]
An ninh
sửaQuảng trường được giám sát kỹ lưỡng bằng hệ thống camera an ninh lắp trên mái các tòa nhà xung quanh để ngăn ngừa các cuộc tấn công khủng bố. Camera hoạt động suốt ngày đêm và có thêm nhiều camera khác hướng về các con đường gần đó. Sau vụ đánh bom năm 1993, lúc nào cũng có khoảng 300 nhân viên an ninh túc trực tại khu vực này.
Phá hủy
sửaVào ngày 11 tháng 9 năm 2001, khi vụ tấn công khủng bố xảy ra tại khu vực Trung tâm Thương mại Thế giới,[22] quảng trường đã trở thành lối thoát hiểm cho nhiều người tìm cách rời khỏi khu vực.[23] Tuy có một số người sử dụng quảng trường để thoát khỏi khu vực, lính cứu hỏa đã hướng dẫn phần lớn người di tản xuống khu mua sắm bên dưới thông qua sảnh của Tòa Tháp Bắc.[24] Nhiều người khác cũng thoát hiểm bằng cách sử dụng cầu thang trên phố Vesey, nối quảng trường với phố Vesey.[23]
Khi tòa tháp số 1 và số 2 của Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ, khoảng 600.000 tấn đổ nát rơi xuống quảng trường. Quảng trường bị hư hại nặng. Tác phẩm điêu khắc "The Sphere" do Fritz Koenig thiết kế là thứ duy nhất còn sót lại,[25][26][27] dù nó cũng hư hỏng khá nghiêm trọng. Hiện nay, "The Sphere" được đặt tại Công viên Liberty.[28]
Chú thích
sửa- ^ “The Sphere: A Symbol of NYC's Resilience”. Lonely Planet. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2024.
- ^ a b “From Zen Garden to Piazza, A Plaza Gets a New Look”. New York Times. 20 tháng 6 năm 1999. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2024.
- ^ “The World Trade Center In the Port of New York-New Jersey” (PDF). Anthony W. Robins. tháng 1 năm 1996. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2024.
- ^ “WTC Staircase Moved”. ABC30 Fresno (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2024.
- ^ “A Vital Escape Route on 9-11, World Trade Center Staircase To Be Moved”. Daily News (bằng tiếng Anh). 7 tháng 3 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2024.
- ^ “About the Museum | National September 11 Memorial & Museum”. www.911memorial.org. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2024.
- ^ a b c “World Trade Center (1942–2002) | American Experience | PBS”. www.pbs.org (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2024.
- ^ a b Hamburger, Ronald; Baker, William; Barnett, Jonathon; Marrion, Christopher; Milke, James; Nelson, Harold "Bud" (2002). “WTC1 and WTC2” (PDF). FEMA. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2024.
- ^ Buyukozturk, Oral; Ulm, Franz-Josef (2021). “Materials and structures” (PDF). MIT. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2024.
- ^ “The grand opening of the World Trade Center on April 4, 1973; Richard Nixon, labor strikes and "General Motors Gothic"”. The Bowery Boys: New York City History (bằng tiếng Anh). 3 tháng 4 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2024.
- ^ “World Trade Center (1942–2002) | American Experience | PBS”. www.pbs.org (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2024.
- ^ Gillespie 1999, p. 123. "In 1982 the Port Authority named the plaza—site of summertime concerts—the Austin J. Tobin Plaza."
- ^ “Bench, Recovered”. 9/11 Memorial & Museum. 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2024.
- ^ a b Langewiesche, William (tháng 8 năm 2002). “American Ground: Unbuilding the World Trade Center”. EBSCO. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2024.
- ^ Smith, Sandy (10 tháng 9 năm 2004). “Report: 1993 WTC Bombing Probably Saved Lives On 9/11”. EHS Today (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2024.
- ^ “9/11 Memorial Timeline”. timeline.911memorial.org. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2024.
- ^ “1993 WTC Bombing Memorial | Voices Center for Resilience”. voicescenter.org. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2023.
- ^ “At New Trade Center, Seeking Lively (but Secure) Streets”. New York Times. 7 tháng 12 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2024.
- ^ “Grand Opening of Plaza at WTC”. New York Daily News. 20 tháng 6 năm 1999. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2024.
- ^ “World Trade Center Facts and Figures | National September 11 Memorial & Museum”. www.911memorial.org. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2024.
- ^ “Land Use, Public Policy, and Neighborhood Character (Chapter 4C)” (PDF). NYDOT. 30 tháng 9 năm 2004. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2024.
- ^ “September 11 attacks | History, Summary, Location, Timeline, Casualties, & Facts”. Encyclopædia Britannica (bằng tiếng Anh). 4 tháng 9 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2024.
- ^ a b Dunlap, David W. (17 tháng 1 năm 2008). “Extracting Survivors' Stairway for a Home at the 9/11 Museum”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2022.
- ^ Fritsch, Jane (12 tháng 9 năm 2001). “A Day of Terror: the Response; Rescue Workers Rush In, And Many Do Not Return”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2024.
- ^ Otterman, Sharon (29 tháng 11 năm 2017). “Battered and Scarred, 'Sphere' Returns to 9/11 Site”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2024.
- ^ “The Sphere, a Symbol of Resilience and Survival, Rededicated in Liberty Park | National September 11 Memorial & Museum”. www.911memorial.org. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2024.
- ^ Brenner, Faye (16 tháng 9 năm 2015). Transforming Student Travel: A Resource Guide for Educators (bằng tiếng Anh). Rowman & Littlefield. tr. 7. ISBN 978-1-4758-2071-3.
- ^ Valle, Lauren del (22 tháng 7 năm 2016). “World Trade Center sphere to come home”. CNN. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2024.
Đọc thêm
sửa- Gillespie, Angus K. (1999). Twin Towers: The Life of New York City's World Trade Center (ấn bản thứ 1). New Brunswick, NJ: Rutgers University Press. tr. 263. ISBN 0-8135-2742-2.