Quảng Thành Tử
Quảng Thành Tử (广成子; 廣成子; Guǎngchéngzǐ; Kuang ch'eng-tzu) là một thần tiên trong truyền thuyết Đạo giáo Trung Quốc, xuất hiện lần đầu trong Nam Hoa kinh, nhưng các hình tượng hiện đại của nhân vật này phần lớn là xuất phát từ tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa của Hứa Trọng Lâm.
Quảng Thành Tử 廣成子 | |
---|---|
Thần tiên Đạo giáo | |
Xuất hiện lần đầu | Nam Hoa kinh |
Được đề cập tới trong | Nam Hoa kinh, Thái Thượng lão quân khai thiên kinh |
Xuất hiện trong văn học | |
Nhân vật trong Phong thần diễn nghĩa | |
Sư phụ | Nguyên Thủy Thiên Tôn |
Thế lực | Xiển giáo |
Thành viên của | Xiển giáo 12 Kim Tiên |
Cấp bậc | Kim Tiên |
Vũ khí | Chuông Lạc Hồn, Ấn Phiên Thiên, Kiếm Thư Hùng |
Nơi ở | động Đào Nguyên, núi Cửu Tiên |
Giới tính | nam |
Đệ tử | Ân Giao |
Nguồn gốc
sửaCâu chuyện đầu tiên kể về Quảng Thành Tử xuất hiện trong "Trang Tử - Ngoại thiên - Tại hựu", kể về việc Hoàng Đế tìm tới Quảng Thành Tử để cầu đạo, trong đó Quảng Thành Tử miêu tả đạo của mình có thể làm người sống 1200 tuổi mà thân thể không có dấu hiệu của sự già cả, lòng dạ vĩnh viễn thanh tĩnh, đắc đến đạo của ông có thể trở thành quân vương, mà mất đạo thì sẽ trở thành hạng người phàm tục, cùng với phàm nhân rồi sẽ chết đi nhưng người đắc được đạo của ông có thể trường tồn cùng trời đất.[1]
Trong Trang Tử, nguyên văn viết Quảng Thành Tử sống ở Không Đồng (空同), không giống các Đạo tạng đời sau chép lại là Không Động (崆峒).
"Thái Thượng lão quân khai thiên kinh" lại ghi lại một nguồn gốc khác của Quảng Thành Tử, trong đó chép rằng Quảng Thành Tử chỉ là một hóa thân của Thái Thượng lão quân vào thời đại của Hoàng Đế.
Phong thần diễn nghĩa
sửaHình tượng Quảng Thành Tử ngày nay bị ảnh hưởng lớn từ tiểu thuyết thời Minh Phong thần diễn nghĩa của Hứa Trọng Lâm. Theo đó, Quảng Thành Tử là đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn và là vị tiên đứng đầu trong 12 Kim Tiên của Xiển giáo. Ông sống tại động Đào Nguyên, núi Cửu Tiên (khác với núi Không Động được ghi lại trong Đạo tạng). Quảng Thành Tử là thầy của Ân Giao, đã giao ba kiện bảo vật là Ấn Phiên Thiên, Chuông Lạc Hồn và Kiếm Thư Hùng cho Ân Giao và lệnh đệ tử xuống núi phò Chu diệt Trụ.[2]
Hình tượng trong văn hóa đại chúng
sửaNăm | Quốc gia | Phim truyền hình | Diễn viên |
---|---|---|---|
1989 | Trung Quốc | Phong Thần Bảng | không rõ |
1990 | Trung Quốc | Phong Thần Bảng | Đặng Lập Quốc |
2006 | Trung Quốc | Phong thần bảng: Phượng minh Kỳ sơn | Kim Hữu Bằng |
2009 | Trung Quốc | Phong thần bảng: Võ vương phạt Trụ | Hoàng Kinh Quân |
2015 | Trung Quốc | Phong thần anh hùng | Hoàng Hồng |
Tham khảo
sửa- ^ Trang Chu. [Nam Hoa kinh] (bằng tiếng Trung). Trung Quốc.
- ^ Hứa, Trọng Lâm (1570). [Phong thần diễn nghĩa] (bằng tiếng Trung). Trung Quốc.