Quýt Hương Cần
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Quýt Hương Cần là một giống quýt ngọt trồng nhiều ở Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều loại đặc sản về hoa quả nổi tiếng như long nhãn (nhãn xưa chỉ dành cho nhà vua dùng), măng cụt, bưởi Thanh Trà... ngoài ra, bên dòng sông Bồ, còn có quýt Hương Cần.
Đặc điểm
sửaQuýt Hương Cần tên khoa học là Citrus deliciosa Tenore, thuộc chi Citrus, họ Rutaceae, nằm trong danh mục nguồn "Gien cây trồng quý cần bảo tồn của Việt Nam" (Ban hành theo QĐ số 80/2005/QĐ-BNN, ngày 5/12/2005 của Bộ NN-PTNT Việt Nam).
Cây quýt ưa khí hậu nóng, ẩm, nhiều ánh sáng, nên ở Giang Nam (Trung Quốc) được trồng nhiều. Ở Việt Nam có rất nhiều nơi trồng quýt nhưng quýt Hương Cần nổi tiếng nhờ được trồng trên đất phù sa của sông Bồ, thuộc Giáp Kiền?, làng Hương Cần. Người ta thường dùng phương pháp chiết cành để nhân giống giúp cho cây trồng mới phát triển nhanh và không bị thoái hóa giống sau nhiều năm.
Quýt Hương Cần có đặc điểm khác với các loại quýt khác là khi chín (tháng 10-11) quả có màu vàng cam ở mặt quả và màu xanh lá cây ở phần cuống. Vỏ xốp mỏng như giấy rất dễ bóc, khi bóc quýt có mùi thơm đặc trưng. Các múi quýt dễ tách ra từng múi. Cơm màu hồng nhạt, khi ăn vị ngọt và thanh. Vì thế, mới có câu thơ của Tùng Thiện Vương: "... chỉ dành để cho người yêu bóc, mùi thơm ngát tận xương..."
Lịch sử
sửaTheo tác giả Trần Như Lãm trong Hương Cần - Làng quê xứ Huế (Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh - 2006) thì tương truyền tiếng ngon của quả quýt Hương Cần được ví như quýt vùng Giang Lăng (Giang Nam) của Trung Quốc. Nhà thơ Nguyễn Du đã có viết bài thơ "Tống Nhân" trong tập Nam Trung Tạp Ngâm, được Quách Tấn dịch, như sau:
|
|
Nhà thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm có viết bài thơ về quả quýt ở Hương Cần trong Thương Sơn thi tập (quyển 44, tờ 6a) như sau:
|
|
|
Triển vọng
sửaNgày nay, nhờ kinh tế thị trường, một số hộ nhà nông ở làng Hương Cần, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã chuyển đổi hàng chục ha đất ruộng hoặc đất màu ở bãi bồi ven sông Bồ, Giáp Kiền, Hương Cần để trồng quýt. Nhờ đó, cuộc sống đã khá hơn, bình quân thu nhập gấp nhiều lần hơn trồng lúa (2007)[cần dẫn nguồn].
Chú thích
sửaTham khảo
sửa- Thừa Thiên Huế khôi phục, phát triển "đặc sản quýt Hương Cần" Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn