Quý Kiệt hoàn dân Thì Trung phát phối

Quý Kiệt hoàn dân Thì Trung phát phối (chính văn: 貴傑還民時中發配) là nhan đề học giới đặt cho một văn tự án chấn động Bắc Hà năm 1775.

Quý Kiệt hoàn dân Thì Trung phát phối
Họa phẩm Văn quan vinh quy (文官榮歸圖) thực hiện năm 1648 tại Nghệ An.
Thời điểmTháng 10 năm 1775
GiờTrịnh soái phủ
Địa điểmThành Đông Kinh, phủ Trung Đô, An Nam quốc
Còn gọi làKhoa cử án
Văn tự ngục
Hệ quảĐại thần Lê Quý Đôn giáng cấp
Lê Quý Kiệt mất lộc vị
Đinh Thì Trung phát vãng

Lịch sử

sửa

Theo Tứ bình thực lục, từ giữa thế kỷ XVIII, cụ thể là giai đoạn Uy Nam vương trở đi, do tình hình nội trị Bắc Hà rối loạn vì ít nhất 4 cuộc bạo động đều do sĩ lâm chủ trương, triều đình mất dần tin tưởng giới văn thần nên việc khoa cử bắt đầu từ bê trễ tới thoái hóa. Sau khi dẹp xong loạn quận He, nền khoa cử Bắc Hà trở nên giản lược hơn trước nhiều phần, dẫn tới tình trạng đút lót để được đi thi và trúng cách, thậm chí có hiện tượng nhiều người không biết nhận mặt chữ cũng đỗ đầu. Tuy nhiên, tại khoa thi Hội tháng 10 âm lịch năm 1775 (Ất Mùi) xảy ra một sự kiện chấn động giới cầm quyền, buộc chúa Tĩnh Đô phải xem xét lại việc chấn hưng nền quốc học vốn đã mục ruỗng quá lâu.

Diễn biến

sửa

Đúng ngày yết bảng tháng 10 năm Ất Mùi, khi khảo quan đệ trình danh sách thí sinh trúng cách khoa thi Hội, Tĩnh Đô vương Trịnh Sâm đọc văn bài Chấn hưng uy vũ thu lại đất xưa (nhà chúa vừa dẹp xong nội loạn và lần đầu đẩy được quân Nguyễn lui sâu về Nam nên mới ra đề thế) của thủ khoa Lê Quý Kiệt, phát hiện bút pháp lạ. Vì nguyên thí sinh Lê Quý Kiệt (năm sinh chưa rõ) là cậu ấm quan đại thần Lê Quý Đôn và phu nhân Lê Thị Trang[1], chúa đã có giao thiệp từ trước và biết rõ tính tình. Khi tra tới bài của thí sinh đỗ đệ tam hạng là Đinh Thì Trung (sinh năm 1757) thì hóa ra đúng lối chữ của thí sinh Lê Quý Kiệt.

Nhà chúa bèn sai người kín đáo gọi Đinh Thì Trung vào đàn hặc. Do bị khảo gắt quá, Thì Trung phải khai tuột rằng có đổi quyển với Lê Quý Kiệt ở kì đệ tứ trường. Tuy thế, hình lại vẫn vờ không tin, Đinh Thì Trung cả sợ phải nộp bức thư tay do đại thần Lê Quý Đôn soạn, nội dung là mướn Thì Trung gá bài cho con ông, như vậy quan đại thần Lê Quý Đôn bị khép tội chủ mưu[2].

Lời chua: Hai người cùng một tội mà xử phạt khác nhau thì sao có thể gọi là công bằng được ? Xét hành trạng của Quý Đôn không có một điều gì đáng khen cả.

Khâm định Việt sử Thông giám cương mục

Tuy nhiên, phần nhiều do nhà chúa nể vì Lê Quý Đôn là bậc quốc lão trọng thần nên chỉ phạt sơ sơ là giáng 1 cấp cùng 3 năm bổng lộc (tạm cho đi tiền quân hiệu lực một thì gian ngắn), nhưng buộc thêm tội cho ấm sinh Lê Quý Kiệt, tạm giam ở ngục thất phía Đông môn kinh sư. Theo kết quả nghị án, phạm nhân Lê Quý Kiệt bị tước tập ấm và cách tuột làm thứ dân, tức là suốt đời không được đi thi, còn phạm nhân Đinh Thì Trung xét ra nặng tội hơn nên bị đóng gông đày ra Yên Quảng làm lính thú.

Điều đáng nói, cả Lê Quý KiệtĐinh Thì Trung đều là giám sinh, từ lâu nức tiếng về văn tài, vì là đồng môn nên có lẽ hai người trạc tuổi nhau. Riêng Đinh Thì Trung tuy còn trẻ tuổi nhưng đã được người đương thời liệt hạng nhất trong Tràng An tứ hổ[3] (gồm Đinh Thì Trung, Lê Quý Đôn, Hà Tông HuânLê Như Quyền), cũng là con nhà quan, lừng tiếng thần đồng tự tấm bé và sức học hơn Lê Quý Kiệt bội phần. Mà cũng chính vì thế càng khiến nhà chúa nghi hoặc về thứ hạng hai người này trong kì thi.

Hệ quả

sửa
 
Lối ăn vận của giám sinh An Nam thời Lê mạt.

Cứ sách Lê quý dật sử[4], sự kiện chấn động khoa cử Bắc Hà có liên đới trực tiếp tới quan đại thần Lê Quý Đôn, người được ca tụng là "thiên hạ vô tri vấn bảng Đôn"[5] (cái gì không biết cứ hỏi ông bảng Đôn), khiến dân gian đặt đàm tiếu: "Quý Kiệt hoàn dân, tăng Diên Hà chi dân số; Thì Trung phát phối, chấn Đông Hải chi văn ba" (貴傑還民增延河之民數、時中發配震東海之文波; Quý Kiệt về làm dân thường cũng chỉ để tăng dân số ở Diên Hà, còn Thì Trung bị đi đày thì phong hóa Đông Hải chấn động). Hàm nghĩa: Huyện Diên Hà là chốn hẻo lánh không ai hay chữ bao giờ, cho nên Lê Quý Kiệt bị an trí ở đấy cũng không làm phong hóa nơi này rực rỡ thêm, ám chỉ Lê Quý Kiệt dốt; miền Yên Quảng là nơi cửa bể, chẳng mấy ai thành đạt trong hoạn trường, nên Đinh Thì Trung về đấy khiến nơi này được chút danh thơm, ý chỉ Đinh Thì Trung là kẻ tài hoa nhưng thất thế.

Ít lâu sau (1776), Đinh Thì Trung bất ngờ được xét ân xá, nhưng trong một chuyến đi tiễu cường khấu bị chết đuối ở sông Bạch Đằng. Còn phần Lê Quý Kiệt, sau khi cả nhà Lê trung hưng rồi đến nhà Tây Sơn đều đổi vạc, vào những năm đầu triều Gia Long ông cải danh là Lê Duy Thanh và lại đi thi Hương rồi đỗ Hương cống trường Sơn Tây (1808), sau đó khăn gói quả mướp vào tân kinh Huế làm quan đến Thị trung trực học sĩ, trật Chánh tam phẩm, tước Lãng Phái hầu[6]. Thời Gia Long, ông có công tìm được thế đất xây Thiên Thọ lăng ở Định Môn thôn gần Thiên Thọ sơn. Năm 1813, khi vua có ý cho làm giám khảo kì thi Hương, Lê Quý Kiệt từ khước, bởi nhẽ "cho rằng mình có lỗi, hoàng thượng khen ông là người không che giấu khuyết điểm của mình"[7]. Nhưng sang triều Minh Mệnh, Lê Quý Kiệt thuộc số ít người tâm phúc của hoàng đế từ lúc chưa đăng cơ, vì thế bị phe Lê Văn Duyệt - Lê Chất ganh ghét, nhiều lần đòi đổi ông ra biên viễn, thậm chí tố giác hành vi nhũng lạm[8].

Riêng với Trịnh chính phủ, từ những năm sau chúa Trịnh Sâm bắt đầu tiến hành sửa sang quốc học, mà trước hết ở hạng khoa cử. Tuy nhiên, thời kì này nhà chúa đã già yếu nên việc chấn hưng lề lối khoa cử rất chậm, vả lại chính trị Bắc Hà thời này đã mạt tới mức không khắc phục được nữa. Năm 1882, chúa Trịnh Sâm băng, cung đình rối loạn rồi sa lầy vào cuộc chiến tranh Tây Sơn khiến toàn thể nền quốc học Bắc Hà đi tới suy vi và phải nhường chỗ cho sự thăng hoa của quốc học Nam Hà khi triều Nguyễn hưng thịnh về sau.

Tham khảo

sửa

Liên kết

sửa
  1. ^ Về mệnh phụ phu nhân Lê Thị Trang[liên kết hỏng]
  2. ^ Đại thần gây đại án
  3. ^ Tràng An tứ hổ là ai ?
  4. ^ Phạm Văn Thắm, Vấn đề "Lê quý dật sử"
  5. ^ PGS-TS Trần Ngọc Vương: Nho giáo không phải tông giáo, tại sao ?
  6. ^ Năm Mậu Tuất (1778), đại thần Lê Quý Đôn xin chuyển sang võ ban, được nhà chúa ưng cho và phong tước Nghĩa Phái hầu. Triều Nguyễn phong đại thần Lê Quý Kiệt tước Lãng Phái hầu là ngầm nhắc ông nối nghiệp cha một cách thuần cẩn hơn.
  7. ^ Con ông bảng nhãn vướng án khoa cử
  8. ^ Về cậu ấm Lê Quý Kiệt
  9. ^ Hội luận Sự trỗi dậy của Đại Việt quốc trong thế kỉ XV, Sài Gòn, 21 tháng 12 năm 2015.

Tài liệu

sửa

Tư liệu

sửa