Phân họ Rắn hổ xiên

(Đổi hướng từ Pseudoxenodontinae)

Phân họ Rắn hổ xiên (danh pháp khoa học: Pseudoxenodontinae) là một phân họ nhỏ trong họ Colubridae, gồm khoảng 10 loài trong 2 chi.

Phân họ Rắn hổ xiên
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Lớp (class)Sauropsida
Phân lớp (subclass)Diapsida
Phân thứ lớp (infraclass)Lepidosauromorpha
Liên bộ (superordo)Lepidosauria
Bộ (ordo)Squamata
Họ (familia)Colubridae
Phân họ (subfamilia)Pseudoxenodontinae
McDowell, 1987
Chi
2. Xem bài.

Đặc điểm

sửa

Phân bố

sửa

Phân họ này được tìm thấy ở Nam Á và Đông Nam Á, từ đông bắc Ấn Độ tới miền nam Trung Quốc (gồm cả Đài Loan) và về phía nam tới Indonesia tới đường Wallace.

Rắn của phân họ Pseudoxenodontine là rắn đẻ trứng có kích thước từ nhỏ tới trung bình.[1] Đặc trưng chia sẻ chung giữa hai chi PseudoxenodonPlagiopholisbán dương vật lần đầu tiên được mô tả năm 1987,[2] sau này được hỗ trợ bằng các chứng cứ DNA vào đầu thập niên 2010.[3]

Có nhiều khác biệt giữa 2 chi này. Pseudoxenodon được tìm thấy dọc theo các con suối trong các khu rừng ẩm ướt,[4][5] trong khi Plagiopholis lại ưa thích sống trong các bụi cỏ, bụi rậm và những nơi kè đá.[6] Thức ăn của Pseudoxenodon là ếch nhái và thằn lằn[7] còn của Plagiopholis là các loại giun đất.[6] Plagiopholis (chiều dài tổng cộng từ 20 tới 40 cm[6]) là nhỏ hơn nhiều so với Pseudoxenodon (chiều dài tổng cộng từ 50 tới 170 cm[7]). Ít nhất hai loài PseudoxenodonP. bambusicolaP. macrops có các thể hiện đe dọa rất gây ấn tượng, như phô ra các sọc đậm ở bụng và kiểu màu vàng tươi, bạnh cổ như rắn hổ mang để đe dọa chết chóc.[7][8]. Plagiopholis không có răng phình to,[9] nhưng Pseudoxenodon có 2 răng tận cùng phía sau hàm trên phình to.[7] Tuy nhiên, cho đến nay người ta chưa ghi nhận một trường hợp nào chúng cắn người[10][11].

Mặc cho các khác biệt này, một số các nghiên cứu đã đặt 2 chi này trong cùng một nhóm tại đáy hoặc gần đáy của hoặc là Dipsadinae hoặc là nhóm gồm Dipsadinae + Natricinae,[3][12][13] trong khi đó một nghiên cứu lại cho rằng ít nhất thì Pseudoxenodon là lồng sâu trong Dipsadidae và đại diện cho sự di thực đảo ngược từ tây sang đông, từ Nam Mỹ sang châu Á thông qua cầu đất liền Bering.[14]

Phân loại

sửa

Pseudoxenodontinae là nhóm có quan hệ chị em với Dipsadinae. Chúng cùng nhau hợp thành một nhánh có quan hệ chị em với nhánh chứa NatricinaeSibynophiinae.[12][15]

Các chi

sửa

Có 10 loài phân bố trong 2 chi.[1] Phần lớn các loài chưa được nghiên cứu rõ, làm cho Pseudoxenodontinae là một trong những nhóm rắn được nghiên cứu ít nhất.[4]

Phát sinh chủng loài

sửa

Phát sinh chủng loài nội bộ phân họ Pseudoxenodontinae theo Figueroa et al. (2016)[12]

 Pseudoxenodontinae 

Plagiopholis styani

Pseudoxenodon bambusicola

Pseudoxenodon sp.

Pseudoxenodon karlschmidti

Pseudoxenodon macrops

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Uetz, Peter. “Pseudoxenodontinae”. The Reptile Database. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2018.
  2. ^ McDowell, S. B. (1987). Seigel, R. A.; Collina, J. T.; Novak, S. S. (biên tập). Systematics in Snakes: Ecology and Evolutionary Biology. New York: Macmillan Publishing Company.
  3. ^ a b Pyron, R. Alexander; và đồng nghiệp (2011). “The phylogeny of advanced snakes (Colubroidea), with discovery of a new subfamily and comparison of support methods for likelihood trees” (PDF). Molecular Phylogenetics and Evolution. 58 (2): 329–342. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2013.
  4. ^ a b Rahadian, R.; Das, I. (2012). “A new record of Pseudoxenodon inornatus (Boie In: Boie, 1827) from Gunung Gedeh National Park, West Java, Indonesia (Squamata: Pseudoxenodontidae)” (PDF). Hamadryad. 36: 174–177.
  5. ^ Stuart, B. L.; Heatwole, H. (2008). “Country records of snakes from Laos” (PDF). Hamadruas. 33: 97–106.
  6. ^ a b c Zhong, G. H.; Chen, W. D.; Liu, Q.; Zhu, F.; Peng, P.; Guo, P. (2015). “Valid or not? Yunnan mountain snake Plagiopholis unipostocularis (Serpentes: Colubridae: Pseudoxenodontinae)” (PDF). Zootaxa. 4020: 390–396.
  7. ^ a b c d Das, I. (2010). A Field Guide to the Reptiles of South-east Asia. London: Bloomsbury. tr. 376.
  8. ^ Bhosale, H. S.; Thite, V. (2013). “Death feigning behavior in Large-eyed False Cobra Pseudoxenodon macrops (Blyth, 1854) (Squamata: Colubridae)” (PDF). Russian Journal of Herpetology. 20: 190–192.
  9. ^ Inger, R. F.; Marx, H. (1965). “The systematics and evolution of the Oriental colubrid snakes of the genus Calamaria. Fieldiana Zoology. 49: 1–304.
  10. ^ Weinstein, S. A.; Warrell, D. A.; White, J.; Keyler, D. E. (2011). Venomous bites from non-venomous snakes: A critical analysis of risk and management of "colubrid" snake bites. London: Elsevier. tr. 364. ISBN 9780123877321.
  11. ^ Weinstein, S. A.; White, J.; Keyler, D. E.; Warrell, D. A. (2013). “Non-front-fanged colubroid snakes: A current evidence-based analysis of medical significance”. Toxicon. 69: 103–113.
  12. ^ a b c Figueroa, A.; McKelvy, A. D.; Grismer, L. L.; Bell, C. D.; Lailvaux, S. P. (2016). “A species-level phylogeny of extant snakes with description of a new colubrid subfamily and genus”. PLoS ONE. 11: e0161070.
  13. ^ Zheng, Y; Wiens, JJ (2016). “Combining phylogenomic and supermatrix approaches, and a time-calibrated phylogeny for squamate reptiles (lizards and snakes) based on 52 genes and 4162 species” (PDF). Molecular Phylogenetics and Evolution. 94: 537–547.
  14. ^ Zhang, B.; Huang, S. (2013). “Relationship of Old World Pseudoxenodon and New World Dipsadinae, with comments on underestimation of species diversity of Chinese Pseudoxenodon (PDF). Asian Herpetological Research. 4: 155–165.
  15. ^ Pyron Robert Alexander, Frank T. Burbrink, John J. Wiens, 2013. A phylogeny and revised classification of Squamata, including 4161 species of lizards and snakes. BMC Evol. Biol. 13(1) 93, doi:10.1186/1471-2148-13-93.

Tham khảo

sửa