Prunus grayana

loài thực vật

Prunus grayana (danh pháp đồng nghĩa: Padus grayana hay Prunus padus var. japonica)[1], còn được gọi thông dụng là anh đào chim Nhật Bản hay anh đào chim Gray, là một loài đặc hữu của Nhật BảnTrung Quốc.

Prunus grayana
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Rosaceae
Chi (genus)Prunus
Loài (species)P. grayana
Danh pháp hai phần
Prunus grayana
Maxim., 1883
Danh pháp đồng nghĩa
  • Padus acrophylla C.K.Schneid., 1905
  • Padus grayana (Maxim.) C.K.Schneid., 1906
  • Prunus padus var. japonica Miq., 1865

Loài này được Friedrich Anton Wilhelm Miquel mô tả năm 1864 theo danh pháp Prunus padus var. japonica, dựa trên mẫu vật được Philipp Franz von Siebold thu thập[2]. Sau đó, Karl Maximovich đã tách nó ra thành một loài riêng biệt, và đặt tên nó là Prunus grayana vào năm 1883 theo tên Asa Gray (1810-1888)[3].

Mô tả

sửa

P. grayana là một cây bụi nhỏ, rụng lá theo mùa, thường mọc ở độ cao khoảng 1.000 - 3.800 m trong vùng khí hậu ôn đới. Cây có thể cao từ 8 đến 20 m, ưa nắng mặt trời và đất ẩm nhưng phải dễ thoát nước. Thân cây mảnh mai với lớp vỏ màu nâu hoặc nâu tím, bề mặt có các lỗ khí màu nâu, tỏa mùi hương nồng khi bị cắt. Lá thuôn dài hình trứng, dài 4 - 10 cm và rộng 1,8 - 4,5 cm, có răng cưa dọc hai bên mép lá. Hoa mọc thành cụm, với cuống dài khoảng 5 - 8 cm, mỗi hoa có đường kính khoảng 7 - 10 mm, 5 cánh hoa màu trắng muốt, là hoa lưỡng tính, thường mọc sau lá vào giữa mùa xuân. Quả hạch nhỏ, đường kính khoảng 8 mm, chuyển từ màu xanh sang đỏ, cuối cùng là đen khi chín hoàn toàn vào giữa mùa hè[4][5][6][7].

P. grayana gần giống với Prunus padus (anh đào chim, hackberry), điểm khác biệt giữa chúng là răng cưa trên lá của P. grayana nhọn hơn so với P. padus, và vòi nhụy dài hơn của P. padus[7].

Sử dụng

sửa

Quả của P. grayana ăn được, được chế biến thành món ăn ở Nhật Bản, gọi là Anningo. Vỏ và rễ là nguyên liệu tạo màu xanh lá trong thuốc nhuộm. Gỗ cứng và được dùng để đóng tủ[5][8].

Chú thích

sửa
  1. ^ Prunus grayana.
  2. ^ Ohba H., Akiyama S. & Thijsse G. (2003). Miquel's new taxa of the vascular plants described from Japan trong Prolusio Florae Japonicae and some other works. tr. 3.
  3. ^ Maximovicz C. J., 10-5-1883 (in năm 1884). Diagnoses plantarum asiaticarum: 27. Prunus grayana. Bulletin de l'Académie Impériale des sciences XXIX: 51–228, trang 107.
  4. ^ Flora of China: Padus grayana
  5. ^ a b Japanese Tree Encyclopedia: Uwamizuzakura Prunus grayana Lưu trữ 2012-02-07 tại Wayback Machine
  6. ^ "Prunus grayana". Germplasm Resources Information Network (GRIN). Agricultural Research Service (ARS), United States Department of Agriculture (USDA)
  7. ^ a b Huxley, A., ed. (1992). New RHS Dictionary of Gardening. Macmillan ISBN 0-333-47494-5
  8. ^ Plants for a Future: Prunus grayana