Praseodymi(III) oxalat
Praseodymi(III) oxalat là một hợp chất vô cơ của kim loại praseodymi và acid oxalic với công thức hóa học Pr2(C2O4)3.[3] Hợp chất tạo thành tinh thể màu lục, không tan trong nước.
Praseodymi(III) oxalat | |
---|---|
Tên khác | Praseodymi(III) ethandioat Tris(oxalato(2-))dipraseodymi |
Số CAS | 24992-60-7 |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | Pr2(C2O4)3 |
Khối lượng mol | 545,8728 g/mol (khan) 617,93392 g/mol (4 nước) 653,96448 g/mol (6 nước) 726,0256 g/mol (10 nước) 731,430184 g/mol (10,3 nước) |
Bề ngoài | tinh thể màu lục (4 nước và 6 nước, ba phương) tinh thể màu vàng (6 nước, đơn nghiêng tinh thể màu lục nhạt (10 nước và 10,3 nước)[1][2] |
Khối lượng riêng | 2,95 g/cm³ (4 nước) 2,64 g/cm³ (6 nước, đơn nghiêng) 2,74 g/cm³ (6 nước, ba nghiêng)[1] |
Điểm nóng chảy | |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | 0,02 g/100 mL |
Độ hòa tan | tạo phức với hydrazin |
Các nguy hiểm | |
Nguy hiểm chính | có thể gây độc |
Ký hiệu GHS | |
Báo hiệu GHS | Warning |
Chỉ dẫn nguy hiểm GHS | H302, H312 |
Chỉ dẫn phòng ngừa GHS | P264, P270, P280, P301+P312, P302+P352, P312, P322, P330, P363, P501 |
Các hợp chất liên quan | |
Hợp chất liên quan | Bari oxalat |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Điều chế
sửaPhản ứng của muối praseodymi với acid oxalic sẽ tạo ra kết tủa:
Tính chất
sửaPraseodymi(III) oxalat tạo thành tinh thể màu lục, tan ít trong nước.
Hợp chất tạo thành tinh thể Pr2(C2O4)3·10H2O màu lục nhạt. Tetrahydrat Pr2(C2O4)3·4H2O màu lục có các hằng số mạng tinh thể a = 0,86358 nm, b = 0,95356 nm, c = 1,6885 nm. Hexahydrat Pr2(C2O4)3·6H2O có hai dạng:
- Dạng màu vàng thuộc hệ tinh thể đơn nghiêng, cấu trúc giống Bi2(C2O4)3·6H2O, các hằng số mạng tinh thể a = 0,98834 nm, b = 0,82811 nm, c = 1,01818 nm, β = 99,053°.
- Dạng màu lục thuộc hệ tinh thể ba nghiêng, các hằng số mạng tinh thể a = 0,60367 nm, b = 0,76222 nm, c = 0,89353 nm, α = 98,33°, β = 99,814°, γ = 96,734°.[1]
Decahydrat bị phân hủy từng bước khi đun nóng:[4][5]
Ứng dụng
sửaPraseodymi(III) oxalat được coi là một chất trung gian trong quá trình tổng hợp praseodymi. Nó cũng được sử dụng để tạo màu cho một số loại thủy tinh và men. Nếu trộn với một số vật liệu khác, hợp chất này sẽ tạo cho thủy tinh màu vàng đậm.[6]
Hợp chất khác
sửaPr2(C2O4)3 còn tạo một số hợp chất với N2H4, như:
- Pr2(C2O4)3·4N2H4·nH2O là tinh thể màu lục nhạt[7];
- Pr2(C2O4)3·12N2H4·4H2O là tinh thể trong suốt cỡ lớn, tan ít trong nước, tan trong acid khoáng, D = 2,874 g/cm³.[8].
Các phức Pr2(C2O4)3·5,1N2H4·7H2O, Pr2(C2O4)3·3,5N2H4·6H2O và Pr2(C2O4)3·3N2H4·10H2O cũng đã được biết đến, chúng đều có màu lục nhạt. Phức Pr2(C2O4)3·xN2H4·yH2O với các cặp sau cũng đã được phát hiện:
- x = 4–6, y = 6–10;
- x = 3,5–4, y = 6–10;
- x = 2,5–3, y = 8–10.[2]
Tham khảo
sửa- ^ a b c Villars, Pierre; Cenzual, Karin; Gladyshevskii, Roman (24 tháng 7 năm 2017). Handbook (bằng tiếng Anh). Walter de Gruyter GmbH & Co KG. tr. 1000. ISBN 978-3-11-044540-4.
- ^ a b Russian Journal of Inorganic Chemistry (bằng tiếng Anh). British Library Lending Division with the cooperation of the Royal Society of Chemistry. 1970. tr. 1224–1226.
- ^ “Praseodymium oxalate” (bằng tiếng Anh). National Institute of Standards and Technology. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2021.
- ^ Hussein, Gamal A.M. (1 tháng 6 năm 1994). “Formation of praseodymium oxide from the thermal decomposition of hydrated praseodymium acetate and oxalate”. Journal of Analytical and Applied Pyrolysis (bằng tiếng Anh). 29: 89–102. doi:10.1016/0165-2370(93)00782-I. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2021.
- ^ Lv, Peng; Zhang, Liangjing; Koppala, Sivasankar; Chen, Kaihua; He, Yuan; Li, Shiwei; Yin, Shaohua (1 tháng 9 năm 2020). “Decomposition Study of Praseodymium Oxalate as a Precursor for Praseodymium Oxide in the Microwave Field”. ACS Omega. 5 (34): 21338–21344. doi:10.1021/acsomega.0c00505. PMC 7469113. PMID 32905250.
- ^ “Praseodymium Oxalate 99%-99.999% from Metall Rare Earth Limited”. metall.com.cn. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2021.
- ^ Zhurnal neorganicheskoĭ khimii (bằng tiếng Nga). Izd-vo Akademii nauk SSSR. 1984. tr. 1892.
- ^ Journal of General Chemistry of the U.S.S.R. in English Translation (bằng tiếng Anh). Consultants Bureau. 1974. tr. 1531.