Porter (lớp tàu khu trục)

Lớp tàu khu trục Porter bao gồm tám tàu khu trục có trọng lượng choán nước 1.850 tấn được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo vào giữa những năm 1930. Chúng đã phục vụ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Tàu khu trục Porter
Khái quát lớp tàu
Tên gọi Lớp tàu khu trục Porter
Xưởng đóng tàu
Bên khai thác Hoa Kỳ Hải quân Hoa Kỳ
Lớp trước Lớp tàu khu trục Farragut
Lớp sau lớp Mahan
Thời gian đóng tàu 19331937
Thời gian hoạt động 19361950
Hoàn thành 8
Bị mất 1
Nghỉ hưu 7
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu Tàu khu trục
Trọng tải choán nước 1.850 tấn Anh (1.880 t) (tiêu chuẩn)
Chiều dài 381 ft (116 m)
Sườn ngang 36 ft 2 in (11,02 m)
Mớn nước 10 ft 5 in (3,18 m)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số Curtis
  • 4 × nồi hơi ống nước
  • 2 × trục
  • công suất 50.000 hp (37.000 kW)
Tốc độ 35 hải lý trên giờ (65 km/h)
Tầm xa 6.500 nmi (12.040 km; 7.480 mi) ở tốc độ 12 hải lý trên giờ (22 km/h; 14 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa 194 sĩ quan và thủy thủ
Vũ khí

Chế tạo

sửa

Bốn chiếc đầu tiên được hãng New York Shipbuilding đặt lườn vào năm 1933, và bốn chiếc tiếp theo được đặt lườn vào năm 1934 tại xưởng tàu của hãng Bethlehem Steel CorporationQuincy, Massachusetts. Tất cả được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào năm 1936, ngoại trừ Winslow được cho nhập biên chế vào năm 1937.

Lịch sử phát triển

sửa

Một kiểu soái hạm khu trục lớn hơn tàu khu trục thông thường đã từng được cân nhắc từ năm 1921. Thực sự là Ủy ban Tướng lĩnh đã khuyến cáo chế tạo năm chiếc theo kiểu như vậy trong năm đó. Sử gia hải quân Norman Friedman tin rằng số lượng khổng lồ các tàu khu trục lớp lớp WickesClemson đã ngăn trở Quốc hội Hoa Kỳ trong việc mua sắm chúng. Ủy ban Tướng lĩnh rất quan tâm đến việc trang bị một kiểu tàu chiến với hệ thống động lực cao áp sử dụng nhiệt độ cao.[2] Giới hạn do Hiệp ước Hải quân London đặt ra cùng các tàu khu trục lớn của Pháp dường như trở thành điểm thay đổi với các khuyến cáo năm 1930, đưa đến một chu kỳ chế tạo tàu chiến mới.[3] Các khuyến cáo về tàu khu trục tại Geneva cũng ảnh hưởng đến thiết kế, do giới hạn đặt cho soái hạm khu trục là 1850 tấn.[3] Đã có sự thảo luận sâu rộng về cấu hình vũ khí: pháo phòng không 5 in (130 mm)/25 caliber được ưa chuộng vì dễ sử dụng và xoay trở nhanh trên một kiểu tàu chiến nhanh và linh hoạt. Một đề nghị khác thay thế là kiểu pháo chống hạm 5 in (130 mm)/51 caliber, mạnh mẽ nhưng hoàn toàn vô dụng đối với máy bay. Các cuộc thảo luận đã đưa đến việc áp dụng kiểu pháo lưỡng dụng 5 in (130 mm)/38 caliber giờ đây đã sẵn sàng và được Văn phòng Đạn dược rất ưa chuộng.[3]

Thiết kế

sửa

Lớp Porter được chế tạo nhằm đối phó với các tàu khu trục lớn thuộc lớp Fubuki, được Hải quân Đế quốc Nhật Bản chế tạo vào lúc đó, và ban đầu là những soái hạm dẫn đầu chi hạm đội khu trục. Chúng thoạt tiên được trang bị tám khẩu pháo 5 in (130 mm)/38 caliber trên bốn bệ Mark 22 Đơn dụng nòng đôi chỉ có khả năng đối biển.[4] Điều này cho thấy chúng bị nặng bên trên, trong khi máy bay trở thành một mối đe dọa lớn, nên trong chiến tranh, các bệ 51 và 54 được thay thế bằng các khẩu pháo đa dụng (đối biển và đối không) nòng đôi,[4] và thêm nhiều súng phòng không cỡ nhỏ được trang bị. Trên một số con tàu, bệ 52 được thay bằng một khẩu đội Bofors 40 mm phòng không bốn nòng, và bệ 53 trở thành một khẩu 5 inch/38-caliber đa dụng nòng đơn. Có thêm một số pháo 40 mm được bổ sung giữa tàu.

Những chiếc trong lớp

sửa
Tàu Đặt lườn Hạ thủy Hoạt động Số phận
Porter 18 tháng 12 năm 1933 12 tháng 12 năm 1935 25 tháng 8 năm 1936 Đánh đắm sau khi hư hại bởi ngư lôi, 26 tháng 10 năm 1942
Selfridge 18 tháng 12 năm 1933 18 tháng 4 năm 1936 25 tháng 11 năm 1936 Bán để tháo dỡ, 20 tháng 12 năm 1946
McDougal 18 tháng 12 năm 1933 17 tháng 7 năm 1936 23 tháng 12 năm 1936 Bán để tháo dỡ, 2 tháng 8 năm 1949
Winslow 18 tháng 12 năm 1933 21 tháng 9 năm 1936 17 tháng 2 năm 1937 Bán để tháo dỡ, 23 tháng 2 năm 1959
Phelps 2 tháng 1 năm 1934 18 tháng 7 năm 1935 26 tháng 2 năm 1936 Bán để tháo dỡ, 10 tháng 8 năm 1947
Clark 2 tháng 1 năm 1934 15 tháng 10 năm 1935 20 tháng 5 năm 1936 Bán để tháo dỡ, 29 tháng 3 năm 1946
Moffett 2 tháng 1 năm 1934 11 tháng 12 năm 1935 28 tháng 8 năm 1936 Bán để tháo dỡ, 16 tháng 5 năm 1947
Balch 16 tháng 5 năm 1934 24 tháng 3 năm 1936 20 tháng 10 năm 1936 Bán để tháo dỡ, 1946

Xem thêm

sửa

  Tư liệu liên quan tới Porter class destroyers tại Wikimedia Commons

Tham khảo

sửa
  1. ^ Friedman 2004, tr. 404
  2. ^ Friedman 2004, tr. 77
  3. ^ a b c Friedman 2004, tr. 79
  4. ^ a b “5"/38 (12.7 cm) Mark 12”. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2007.

Liên kết ngoài

sửa