Platin(IV) oxide

(Đổi hướng từ Platin dioxit)

Platin(IV) Oxide, hay platin dioxide, còn được gián tiếp nhắc đến với cụm tên khác là chất xúc tác của Adams, thường có công thức hóa họcPtO2. Thực tế, platin(IV) Oxide được biết đến dưới dạng ngậm nước monohydrat PtO2·H2O. Hợp chất này là một chất xúc tác cho quá trình hydro hóa và quá trình thủy phân trong các phản ứng tổng hợp hữu cơ.[1] Hợp chất platin(IV) Oxide tồn tại dưới dạng bột màu nâu sẫm đến đen, và rất có giá trị về kinh tế. Thông thường thì bản thân các Oxide không phải là một chất xúc tác hoạt động, nhưng nó trở nên hoạt động sau khi tiếp xúc với hydro, sau đó nó chuyển thành platin đen và chịu trách nhiệm cho các phản ứng.

Platin(IV) Oxide
Cấu trúc 2D của platin(IV) Oxide
Cấu trúc 3D của platin(IV) Oxide
Danh pháp IUPACPlatinum(IV) oxide
Tên khácPlatin dioxide
Platinic Oxide
Bạch kim(IV) Oxide
Bạch kim dioxide
Nhận dạng
Số CAS1314-15-4
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • O=[Pt]=O

InChI
đầy đủ
  • 1/2O.Pt/rO2Pt/c1-3-2
ChemSpider306130
Thuộc tính
Công thức phân tửPtO2
Khối lượng mol227,0788 g/mol
Bề ngoàiChất rắn màu nâu sẫm đến đen
Khối lượng riêng10,2 g/cm³
Điểm nóng chảy 450 °C (723 K; 842 °F)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướckhông tan
Độ hòa tankhông tan trong alcohol, axit, nước cường toan
MagSus37,7·10-6 cm³/mol
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Quá trình phát triển

sửa

Trước khi chất xúc tác của Adams được phát hiện, việc giảm lượng chất hữu cơ được thực hiện bằng cách sử dụng bạch kim dạng keo hoặc bạch kim đen. Các chất xúc tác dạng keo hoạt động mạnh hơn nhưng gây khó khăn trong việc chiết tách các sản phẩm phản ứng. Điều này đã dẫn đến việc bạch kim đen được sử dụng rộng rãi hơn. Adam đã nêu lên cảm nhận của mình:[2]

"…Một vài vấn đề mà tôi giao cho sinh viên của tôi liên quan đến giảm xúc tác. Vì mục đích này chúng tôi đã sử dụng chất xúc tác platin đen với phương pháp tốt nhất được phổ biến và ứng dụng rộng rãi vào thời điểm đó. Các sinh viên của tôi đã gặp nhiều rắc rối với chất xúc tác mà họ thu được trong đó thường xuyên, hợp chất này không hoạt động mặc dù được điều chế theo cùng các bước chi tiết...Tôi đã bắt đầu một nghiên cứu để tìm ra các điều kiện để điều chế chất xúc tác, với mong muốn nó hoạt động đồng nhất."

Tham khảo

sửa
  1. ^ Nishimura, Shigeo (2001). Handbook of Heterogeneous Catalytic Hydrogenation for Organic Synthesis (ấn bản thứ 1). Newyork: Wiley-Interscience. tr. 30, 32, 64–137, 170–225, 315–386, & 572–663. ISBN 9780471396987.
  2. ^ Hunt, LB (tháng 10 năm 1962). “The Story of Adams's Catalyst: Platinum Oxide in Catalytic Reductions” (PDF). Platinum Metals Rev. 6 (4): 150–2. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2017.