Chi Mã đề

(Đổi hướng từ Plantago)

Chi Mã đề (danh pháp khoa học: Plantago) là một chi chứa khoảng 200 loài thực vật nhỏ, không dễ thấy, được gọi chung là mã đề. Phần lớn các loài là cây thân thảo, mặc dù có một số ít loài là dạng cây bụi nhỏ, cao tới 60 cm. Lá của chúng không có cuống, nhưng có một phần hẹp gần thân cây, là dạng giả-cuống lá. Chúng có 3 hay 5 gân lá song song và tỏa ra ở các phần rộng hơn của phiến lá. Các lá hoặc là rộng hoặc là hẹp bản, phụ thuộc vào từng loài. Các cụm hoa sinh ra ở các cuống thông thường cao 5–40 cm, và có thể là một nón ngắn hay một cành hoa dài, với nhiều hoa nhỏ, được thụ phấn nhờ gió.

Plantago
Mã đề lớn (Plantago major)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Lamiales
Họ (familia)Plantaginaceae
Chi (genus)Plantago
L.
Subgenera
Danh sách
  • Plantago
    Coronopus
    Bougeria
    Psyllium
    Littorella
Danh pháp đồng nghĩa
  • Psyllium Mill.[1]

Các loài mã đề bị ấu trùng của một số loài thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) ăn lá - xem Danh sách các loài cánh vẩy phá hại mã đề.

Các loài mã đề mọc ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm châu Mỹ, châu Á, Úc, New Zealand, châu Phichâu Âu. Nhiều loài trong chi phân bổ rộng khắp thế giới như là một dạng cỏ dại.

Tại Việt Nam có hai loài phân bố là Plantago major (mã đề) và Plantago asiatica (mã đề á hay xa tiền)[2].

Sử dụng

sửa

Các loài trong chi Plantago thường được sử dụng như là các loại thuốc từ cây cỏ. Chúng có tác dụng làm se, giải độc, kháng trùng, chống viêm nhiễm, cũng như làm dịu chứng viêm, long đờm, cầm máu và lợi tiểu. Sử dụng ngoài, dạng thuốc đắp từ lá là có ích đối với các vết cắn của côn trùng, chứng phát ban do sơn độc, các chỗ lở loét nhỏ cũng như nhọt. Trong văn hóa dân gian, thậm chí có một vài khu vực còn cho rằng nó có khả năng là phương thuốc điều trị các vết rắn cắn (nhưng điều này chắc chắn là không đúng ít nhất ra là đối với các vết rắn độc cắn). Sử dụng trong, nó dùng để điều trị ho và viêm phế quản dưới dạng chè, thuốc sắc hay siro. Các loài có lá rộng đôi khi còn được sử dụng làm rau trong một số món xà lách, nước xốt v.v.

Vỏ khô của hạt mã đề nở ra và trở thành chất nhầy khi gặp ẩm, đặc biệt là của Plantago psyllium, được sử dụng khá phổ biến như là một dạng thuốc nhuận tràng bán không cần kê đơn cũng như các sản phẩm bổ sung chất xơ, chẳng hạn loại thuốc Metamucil. Hạt của Plantago psyllium là có ích để điều trị táo bón, ruột kết co cứng, bổ sung chất xơ dinh dưỡng và bệnh túi thừa. Một số nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng nó là một loại thuốc đầy triển vọng trong việc hạ thấp cholesterol và kiểm soát bệnh đái đường.

Các chất bổ sung psyllium thông thường được sử dụng ở dạng bột với một lượng hợp lý nước hay nước quả. Một số bác sĩ còn kê đơn một liều ít nhất 7 gam mỗi ngày để điều chỉnh nồng độ cholesterol. Có một số sản phẩm chứa psyllium được sử dụng để điều trị táo bón. Liều thông thường là khoảng 3,5 gam hai lần trong ngày. Psyllium cũng là thành phần trong một số ngũ cốc chế biến sẵn.

Tại Ấn Độ, chất nhầy từ Plantago ovata được làm bằng cách nghiền vỏ hạt. Chất nhầy này được bán như là Isabgol, một loại thuốc nhuận tràng được sử dụng để điều trị chứng đường ruột bất thường và táo bón. Nó cũng được sử dụng trong một số ngũ cốc để điều trị chứng cao cholesterol mức độ nhẹ tới vừa phải cũng như để làm giảm lượng đường trong máu. Nó đã từng được sử dụng trong y học AyurvedaUnani của người dân bản xứ cho một loạt các vấn đề về ruột, bao gồm táo bón kinh niên, lỵ amipbệnh tiêu chảy.

Tại Bulgaria, lá của Plantago major được sử dụng làm thuốc để chống nhiễm trùng ở các vết đứt hay vết xước nhờ các tính chất kháng trùng của nó.

Các loài

sửa

Dưới đây liệt kê một số trong tổng số khoảng 200 loài mã đề:

Thư viện

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “Genus: Plantago L.”. Germplasm Resources Information Network. United States Department of Agriculture. ngày 20 tháng 4 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2011.
  2. ^ Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2005). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập III. Hà Nội: Nhà xuất bản Nông nghiệp. tr. 282.

Liên kết ngoài

sửa