Plagiotremus rhinorhynchos

loài cá

Plagiotremus rhinorhynchos là một loài cá biển thuộc chi Plagiotremus trong họ Cá mào gà. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1852.

Plagiotremus rhinorhynchos
Dạng màu nâu
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Blenniiformes
Họ (familia)Blenniidae
Chi (genus)Plagiotremus
Loài (species)P. rhinorhynchos
Danh pháp hai phần
Plagiotremus rhinorhynchos
(Bleeker, 1852)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Petroscirtes rhinorhynchos Bleeker, 1852
  • Petroscirtes amblyrhynchos Bleeker, 1857
  • Runula fasciata Fourmanoir, 1971

Từ nguyên

sửa

Từ định danh rhinorhynchos được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: rhinós (ῥινός) và rhúnkhos (ῥύγχος), đều mang nghĩa là “mõm, mũi, mỏ chim”, hàm ý đề cập đến phần mõm hình nón dày thịt ở cá trưởng thành của loài này.[2]

Phân bố và môi trường sống

sửa

Từ Biển Đỏ, P. rhinorhynchos có phân bố gần như rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, về phía đông đến quần đảo Line, quần đảo Marquisesquần đảo Société, giới hạn phía nam đến Nam PhiÚc (gồm đảo Lord Howe), xa nhất về phía bắc đến đảo Jeju (Hàn Quốc)[3] và Trung Nhật Bản (gồm cả quần đảo Ogasawara).[4]

Dọc theo bờ biển Việt Nam, P. rhinorhynchos được ghi nhận tại hòn Sơn Chà (Thừa Thiên Huế),[5] cù lao Chàm (Quảng Nam),[6] Ninh Thuận[7]cù lao Câu (Bình Thuận),[8] gồm cả quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa.[9]

P. rhinorhynchos sống trên các rạn san hô, tập trung ở những khu vực san hô phát triển mạnh và trong đầm phá, độ sâu đến ít nhất là 40 m. Chúng ẩn náu trong các vỏ giun ống rỗng và hốc nhỏ khi gặp nguy hiểm.[10]

Mô tả

sửa

Chiều dài chuẩn lớn nhất được ghi nhận ở P. rhinorhynchos là 12 cm.[10]

Vốn là loài chuyên tấn công những loài cá rạn san hô khác, P. rhinorhynchos có hành vi bắt chước kiểu hình của Labroides dimidiatus chưa trưởng thành, một loài cá bàng chài dọn vệ sinh vô hại, để dễ dàng tiếp cận con mồi. Khi bắt chước L. dimidiatus, P. rhinorhynchos có màu đen với một sọc dọc lưng màu xanh lam óng.[11]

P. rhinorhynchos có thể "tắt" kiểu hình của L. dimidiatus và nhanh chóng (khoảng 1–5 phút) chuyển sang một kiểu hình hoàn toàn khác, gồm các dạng màu ô liu, nâu và cam với hai sọc trắng/lam nhạt, hoặc chúng vẫn giữ màu đen nhưng có đến hai sọc xanh óng. Các dạng màu này thường được quan sát khi P. rhinorhynchos đang lẫn trong các đàn cá có màu sắc tương đồng.[12]

Khi bị bắt, P. rhinorhynchos lại chuyển sang dạng màu nâu hoặc ô liu, được Cheney và cộng sự (2017) gọi là màu "mặc định" của chúng. Kiểu màu cam này được nhìn thấy khi P. rhinorhynchos nằm trong một đàn có hơn 20 cá thể phân họ Anthiinae (thuộc họ Cá mú), như Pseudanthias squamipinnis.[13]

Số gai vây lưng: 11; Số tia vây lưng: 32–36; Số gai vây hậu môn: 2; Số tia vây hậu môn: 29–33; Số tia vây ngực: 11–13.[14]

Loài chị em của P. rhinorhynchos, Plagiotremus ewaensis, là loài đặc hữu của quần đảo Hawaii. P. ewaensis có màu vàng hoặc vàng cam với hai sọc xanh, sọc dưới (bao gồm cả dải viền đen) luôn dày hơn P. rhinorhynchos. Đáng kể là P. ewaensis có số răng cửahàm dưới ít hơn hẳn so với P. rhinorhynchos.[14]

Sinh thái

sửa
 
Dạng màu cam

Trứng của P. rhinorhynchos dính vào chất nền thông qua một tấm đế dạng sợi. Cá bột là dạng phiêu sinh vật, thường được tìm thấy ở vùng nước nông ven bờ.[10]

Thức ăn của P. rhinorhynchos chủ yếu là và vảy từ những loài cá khác. Do đó, chúng bắt chước L. dimidiatus theo kiểu ngụy trang tấn công (aggressive mimicry) để đánh lừa những con cá ghé thăm các "trạm vệ sinh", từ đó tăng khả năng tiếp cận nguồn thức ăn. Những cá thể P. rhinorhynchos bắt chước được tìm thấy cách L. dimidiatus gần nhất là 1 m.[15] Do sống gần khoảng cách và tương đồng về màu sắc với L. dimidiatus, P. rhinorhynchos có thể tránh được phần lớn những cuộc truy đuổi trả thù từ các "nạn nhân" của chúng.[16]

Tỉ lệ tấn công thành công của P. rhinorhynchos tăng lên khi số lượng L. dimidiatus trở nên ít đi trong một địa điểm. Tỉ lệ này cũng gia tăng khi mật độ con mồi tiềm năng tập trung đông hơn, có lẽ vì tạo ra ít cơ hội cho con mồi nhận biết cách né tránh những kẻ bắt chước.[17] Qua quan sát thực địa, cá "khách hàng" ít ghé thăm những "trạm vệ sinh" mà chúng thường xuyên bị P. rhinorhynchos tấn công, rõ ràng là do khả năng bắt chước của P. rhinorhynchos đã thay đổi về hành vi của những loài "khách hành".[18]

P. rhinorhynchos có thể phân biệt giữa màu sắc mà chúng đang thể hiện và màu sắc của loài cá mà chúng bắt chước (loài mẫu), nhưng nhiều loài mẫu có khả năng nhận ra hầu hết các loài bắt chước chúng. Do đó, khả năng nhìn màu giúp P. rhinorhynchos bắt chước chính xác với loài cá mẫu, nhằm tránh sự phát hiện của chúng.[19]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Williams, J. T. (2014). Plagiotremus rhinorhynchos. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2014: e.T48342477A48372150. doi:10.2305/IUCN.UK.2014-3.RLTS.T48342477A48372150.en. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ Christopher Scharpf biên tập (2023). “Order Blenniiformes: Family Blenniidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database.
  3. ^ An, Jung-Hyun; Kim, Byung-Jik; Bae, Yang-Seop (2020). “First reliable record of the Bluestriped fangblenny, Plagiotremus rhinorhynchos (Perciformes: Blenniidae) in Korea” (PDF). Journal of Asia-Pacific Biodiversity. 13 (4): 709–711. doi:10.1016/j.japb.2020.10.002. ISSN 2287-884X.
  4. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Plagiotremus rhinorhynchos. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2024.
  5. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Trung Hiếu (2022). “Hiện trạng cá rạn san hô vùng biển ven bờ Bắc Trung Bộ” (PDF). Hội nghị Biển Đông 2022: 181–196.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ Nguyễn Văn Long; Mai Xuân Đạt (2020). “Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” (PDF). Vietnam Journal of Marine Science and Technology. 20 (1): 105–120. doi:10.15625/1859-3097/13553. ISSN 1859-3097.
  7. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
  8. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng; Hoàng Xuân Bền (2021). “Hiện trạng và biến động quần xã cá rạn san hô ở Khu Bảo tồn biển Hòn Cau, tỉnh Bình Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 21 (4A): 153–172. ISSN 1859-3097.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  9. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  10. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Plagiotremus rhinorhynchos trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  11. ^ Côté, Isabelle M.; Cheney, Karen L. (2005). “Animal mimicry: Choosing when to be a cleaner-fish mimic”. Nature. 433 (7023): 211–212. doi:10.1038/433211a. ISSN 1476-4687. PMID 15662402.
  12. ^ Cheney, Karen L; Grutter, Alexandra S; Marshall, N. Justin (2008). “Facultative mimicry: cues for colour change and colour accuracy in a coral reef fish”. Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. 275 (1631): 117–122. doi:10.1098/rspb.2007.0966. ISSN 0962-8452. PMC 2596177. PMID 17986437.
  13. ^ Cheney, Karen L; Cortesi, Fabio; Nilsson Sköld, Helen (2017). “Regulation, constraints and benefits of colour plasticity in a mimicry system”. Biological Journal of the Linnean Society. 122 (2): 385–393. doi:10.1093/biolinnean/blx057. ISSN 0024-4066.
  14. ^ a b Smith-Vaniz, William (1976). Saber-Toothed Blennies, Tribe Nemophini (Pisces: Blennidae). Academy of Natural Sciences. tr. 133. ISBN 978-1-4223-1925-3.
  15. ^ Moland, Even; Jones, Geoffrey P. (2004). “Experimental confirmation of aggressive mimicry by a coral reef fish”. Oecologia. 140 (4): 676–683. doi:10.1007/s00442-004-1637-9. ISSN 1432-1939. PMID 15309617.
  16. ^ Côté, Isabelle M; Cheney, Karen L (2007). “A protective function for aggressive mimicry?”. Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. 274 (1624): 2445–2448. doi:10.1098/rspb.2007.0797. ISSN 0962-8452. PMC 2274982. PMID 17652064.
  17. ^ Cheney, Karen L.; Côté, Isabelle M. (2005). “Frequency-dependent success of aggressive mimics in a cleaning symbiosis”. Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. 272 (1581): 2635–2639. doi:10.1098/rspb.2005.3256. ISSN 0962-8452. PMC 1559983. PMID 16321786.
  18. ^ Cheney, Karen L. (2012). “Cleaner wrasse mimics inflict higher costs on their models when they are more aggressive towards signal receivers”. Biology Letters. 8 (1): 10–12. doi:10.1098/rsbl.2011.0687. ISSN 1744-9561. PMC 3259977. PMID 21865244.
  19. ^ Cheney, Karen L; Skogh, Charlotta; Hart, Nathan S; Marshall, N. Justin (2009). “Mimicry, colour forms and spectral sensitivity of the bluestriped fangblenny, Plagiotremus rhinorhynchos. Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences. 276 (1662): 1565–1573. doi:10.1098/rspb.2008.1819. ISSN 0962-8452. PMC 2660993. PMID 19324827.