Pierre Schoendoerffer (tiếng Pháp: Pierre Schœndœrffer, 05 tháng 05, 1928 tại Chamalières - 14 tháng 03, 2012 tại Clamart) là nhà văn, nhà biên kịch, đạo diễn, và nhà sản xuất phim tài liệu người Pháp [1][2]

Pierre Schoendoerffer
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
5 tháng 5, 1928
Nơi sinh
Chamalières
Mất
Ngày mất
14 tháng 3, 2012
Nơi mất
Clamart
An nghỉNghĩa trang Montparnasse
Giới tínhnam
Quốc tịchPháp
Nghề nghiệpnhà văn, đạo diễn phim, nhà biên kịch, tiểu thuyết gia, nhà báo, đạo diễn
Gia đình
Con cái
Frédéric Schoendoerffer, Ludovic Schoendoerffer, Amélie Schoendoerffer
Thầy giáoJean Péraud
Sự nghiệp nghệ thuật
Thành viên củaHọc viện Nghệ thuật Paris, Câu lạc bộ du thuyền Pháp
Giải thưởngBắc Đẩu Bội tinh hạng 3, Croix de guerre des théâtres d'opérations extérieures, Huân chương Quốc công hạng 4, Huân chương Nghệ thuật và Văn học hạng 2, Huân chương Cành cọ Hàn lâm Pháp hạng 1, Giải thưởng lớn cho tiểu thuyết của Viện hàn lâm Pháp, Prix Interallié, Huy chương quân sự, Prix littéraire de l'armée de terre - Erwan Bergot, Giải Jean Le Duc
Website

Trong Chiến tranh Đông Dương, ông là phóng viên chiến trường, quay phim chiến tranh ở chiến trường Điện Biên Phủ cho đến ngày kết thúc chiến trận. Ông ở trong số tù binh sống sót đến lúc trao trả. Sau khi trở về Pháp, ông là học giả nghiên cứu về chiến tranh Đông Dương nổi tiếng.

Năm 1967 ông là người giành giải Oscar cho Phim tài liệu hay nhất cho phim Trung đội Anderson. Bộ phim theo chân một Trung đội lính Mỹ trong sáu tuần vào thời kỳ đỉnh cao chiến tranh ở Việt Nam vào năm 1966.

Năm 1992, ông làm bộ phim chiến tranh Điện Biên Phủ. Phim được thực hiện với ngân sách lớn và những cảnh quay chiến tranh thực tế kèm sự hợp tác của cả Lực lượng Vũ trang PhápQuân đội Nhân dân Việt Nam, trong đó có nhiều cảnh quay tại Việt Nam và Điện Biên Phủ.[3]

Ông là thành viên của Học viện Mỹ thuật Pháp (Académie des Beaux-Arts) từ năm 1988, và giữ chức chủ tịch thường niên năm 2007.

Đài tưởng niệm Pháp tại Điện Biên Phủ

Thời trẻ

sửa

Pierre Schoendoerffer là người vùng Alsace, ngày nay phần lãnh thổ Alsace phía Pháp là một phần của vùng Grand Est [4]. Từ thời Chiến tranh Pháp-Phổ (1870) đến Thế chiến thứ nhất (1914-1918), những người trong dòng họ Schoendoerffer phụng sự cho phía Pháp. Ông ngoại ông phục vụ trong quân đội Pháp, hy sinh năm 1914. Cha của ông là giám đốc bệnh viện Annecy, qua đời năm 1940 ngay khi Thế chiến thứ hai nổ ra.

Năm 1946, ông làm một ngư dân trên một tàu đánh cá nhỏ, rồi làm thủy thủ tàu buôn. Năm 1949, ông thực hiện quân dịch, là quân nhân thuộc đơn vị "Tiểu đoàn Thợ săn số 13" (13e BCA hay "13e Bataillon de Chasseurs Alpins"), và giải ngũ năm 1950.

Phóng viên chiến tranh Đông Dương

sửa

Cuối năm 1951 ông thử vận may, tình nguyện làm nhà quay phim chiến tranh cho quân đội Pháp trong Service Cinématographique des Armées (SCA, Dịch vụ Điện ảnh Quân đội, giờ là ECPAD), và được gửi đến Sài Gòn, Đông Dương thuộc Pháp. Tại đó hạ sĩ Schoendoerffer đã gặp và trở thành bạn và là học trò của trung sĩ Jean Péraud thuộc Cơ quan Dịch vụ Báo chí Thông tin ("Services de presse et d'information", SPI), và ông cũng là bạn với nhà làm phim Raoul Coutard.

Sản phẩm SCA đầu tay của Schoendoerffer là bộ phim tài liệu ngắn 9 phút Première guerre d'Indochine (Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, 1952), mà nội dung xuất hiện lại ba mươi năm sau trong phim L'Honneur d'un capitaine (Danh dự của một Đại úy, 1982).

Năm 1954, Péraud gửi yêu cầu cho ông thông qua điện tín về tham gia cùng trong trận Điện Biên Phủ, và ông đã nhảy dù cùng với Tiểu đoàn Nhảy dù Người Việt Nam số 5 (5e Bataillon de Parachutistes Vietnamiens). Do đó mà Schoendoerffer đã "tổ chức" sinh nhật thứ 26 của mình giữa cuộc bao vây kéo dài 57 ngày. Ông đã quay cảnh trận chiến cho SCA, nhưng khi quân Pháp thất bại và ngừng bắn, giống như những người lính khác ông đã phá hủy thiết bị để nó không rơi vào tay Việt Minh. Dẫu vậy thì ông vẫn giữ lại sáu cuộn phim dài 1 phút của SCA, sau này được chuyển cho Roman Karmen [5]. Sự kiện này sau đó được chính con trai của ông là Frédéric, mô tả trên màn ảnh ở phim tư liệu Dien Bien Phu 1992.

Ông bị bắt giữ cùng gần 12 ngàn quân nhân đồn trú. Trên đường di chuyển đến trại ở Tuyên Quang, được coi là cuộc hành quân "qua khu rừng nóng ẩm trong khi không được cung cấp thức ăn, nước hoặc thuốc", ông cùng Jean Péraud và chỉ huy lính nhảy dù Marcel Bigeard đã bỏ trốn. Tuy nhiên ông và Bigeard bị bắt lại, còn Péraud mất tích [6]. Khi bị bắt lại thì tình cờ Nguyễn Đình Thi chứng kiến, và ông Thi có giải thích rằng trong vùng rừng núi rộng lớn ở tây bắc Việt Nam không còn quân Pháp, việc bỏ trốn đi xuyên rừng về vùng quân Pháp kiểm soát là điều không thể.[Ghi chú 1]

Thời kỳ đó nhà điện ảnh Liên Xô Roman Karmen đang làm phim Việt Nam (tên phát hành tại Việt Nam là Việt Nam trên đường thắng lợi, 1955) [7]. Roman Karmen đã có một vài cuộc gặp gỡ thân thiện với Schoendoerffer, nói với nhau về công việc của họ, và về việc tìm thấy 6 cuộn phim 1 phút của SCA, được trao lại cho Karmen sử dụng.[8]

Phóng viên tự do

sửa

Được trao trả vào tháng 08/1954 theo Hiệp định Genève, ông xuất ngũ vào tháng 01/1955. Ông ở lại Nam Việt Nam, trở thành phóng viên-nhiếp ảnh chiến tranh cho các tạp chí tin tức Pháp và Mỹ như Paris Match, France-Soir, Time, Life, Look.

Năm 1955 ông rời Nam Việt Nam, chu du Đông Á, sau đó đến Hollywood tìm cách học việc, nhờ vào mối quan hệ của ông với tạp chí Life. Tuy nhiên sau đó ông buộc phải rời đi vì không có Thẻ xanh.

Trở về Pháp ông đầu quân cho Tạp chí Pathé, tới Morocco nơi cuộc nổi dậy chống Thực dân Pháp đang diễn ra. Ông trở thành phóng viên chiến trường, quay những cuộc nổi dậy cho khán giả Pháp. Ở đó ông gặp Patricia, nhà báo của France Soir, người sau này trở thành vợ ông. Năm 1956, ông rời Pathé.

Nhà văn và đạo diễn

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Le cinéaste et romancier Pierre Shoendoerffer est décédé”. 20minutes.fr. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2012.
  2. ^ Pierre Schoendoerffer. archived.
  3. ^ Jean-Christophe Buisson, Pierre Schoendoerffer est décédé à 83 ans, sur le site du Figaro, 14 mars 2012.
  4. ^ “La géographie de l'Alsace”. region.alsace. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2016.
  5. ^ Pierre Schoendoerffer. The Daily Telegraph. 30/05/2016.
  6. ^ Boot, Max (ngày 5 tháng 7 năm 2010). The Consummate Warrior Marcel Bigeard, 1916–2010 Lưu trữ 2022-03-17 tại Wayback Machine. The Weekly Standard.
  7. ^ Форумы Нят-Нам.ру. Вьетнам и многое другое: Просмотр темы — Вьетнам в фильме Романа Кармена. 8/2015. Truy cập 11/06/2019.
  8. ^ Récits — des images manipulées, Pierre Schoendoerffer interview Lưu trữ 2007-09-28 tại Wayback Machine by Jean Guisnel, 20 tháng 1, 2006 (www.dien-bien-phu.info)
Ghi chú
  1. ^ Marcel Bigeard sau này lên cấp tướng và tham chiến ở Algerie.
    Sau chiến dịch thì quân đội Việt Nam thiếu lương thực thuốc men trầm trọng. Số tù binh 7500 người di chuyển đến Tuyên Quang bị hao hụt do bị máy bay Pháp oanh tạc, thương bệnh tật, đói, và bỏ trốn mất tích, dẫn đến số được trao trả là hơn 3000 người.

Liên kết ngoài

sửa