Ăn mật lưỡi liềm

(Đổi hướng từ Phylidonyris pyrrhopterus)

Ăn mật lưỡi liềm, tên khoa học Phylidonyris pyrrhopterus, là một loài chim trong họ Meliphagidae,[2] bản địa vùng đông nam Úc. Nó là thành viên chi Phylidonyris, họ hàng gần nhất của nó là ăn mật New Holland (P. novaehollandiae) và ăn mật má trắng (P. niger). Hai phân loài được công nhận, vo81i P. p. halmaturinus phân bố hạn chế ở đảo Kangaroovùng Mount LoftyNam Úc.

Ăn mật lưỡi liềm
Chim trống (trên) và chi mái (dưới)
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Passeriformes
Họ (familia)Meliphagidae
Chi (genus)Phylidonyris
Loài (species)P. pyrrhopterus
Danh pháp hai phần
Phylidonyris pyrrhopterus
(Latham, 1802)

Danh pháp đồng nghĩa
  • Certhia pyrrhoptera Latham, 1802
  • Certhia australasiana Shaw, 1812
  • Melithreptus melanoleucus Vieillot, 1817
  • Meliphaga inornata Gould, 1838

Phân loài

sửa

Ăn mật lưỡi liềm ban đầu được mô tả bởi nhà điểu học John Latham năm 1801 với tên Certhia pyrrhoptera, vì Latham cho rằng nó là một loài đuôi cứng của chi Certhia.[3] Loài này sau đó được tái danh Certhia australasiana bởi George Shaw năm 1812,[4] Melithreptus melanoleucus bởi Louis Jean Pierre Vieillot năm 1817,[5]Meliphaga inornata bởi John Gould năm 1838.[6] Tên chi (Phylidonyris) xuất phát từ phylidonyre trong tiếng Pháp.[7] Tên loài (pyrrhopterus) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, pyrrhos có nghĩa là "lửa", và pteron có nghĩa là "cánh".[8] Hai phân loài được công nhận, phân loài danh định P. p. pyrrhopterus sống ở hầu hết khu vực phân bố của loài này, và phân loài P. p. halmaturinus bị giới hạn tại đảo Kangaroovùng Mount Lofty.[7]

Nghiên cứu cho thấy họ hàng gần của ăn mật lưỡi liềm là ăn mật New Hollandăn mật má trắng, cả ba tạo nên chi Phylidonyris.[9]

Chú thích

sửa
  1. ^ BirdLife International (2012). Phylidonyris pyrrhopterus. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2013.2. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2013.
  2. ^ Clements, J. F.; Schulenberg, T. S.; Iliff, M. J.; Wood, C. L.; Roberson, D.; Sullivan, B.L. (2012). “The eBird/Clements checklist of birds of the world: Version 6.7”. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2012.
  3. ^ Latham, John (1801). Supplementum Indicis Ornithologici, sive Systematis Ornithologiae (bằng tiếng La-tinh). London, United Kingdom: G. Leigh, J. & S. Sotheby. tr. xxix.
  4. ^ Shaw, George (1812). General Zoology, or Systematic Natural History. Aves. VIII. London: Kearsley, Wilkie & Robinson. tr. 226.
  5. ^ Vieillot, L.P. (1817). Nouveau Dictionnaire d'Histoire Naturelle, appliquée aux arts, principalement à l'Agriculture, à l'Écomomie rurale et domestique, à la Médecine, etc. Par une société de naturalistes et d'agriculteurs. Nouvelle edition (bằng tiếng Pháp). 14. Paris: Déterville. tr. 328.
  6. ^ Gould, John (1838). A Synopsis of the Birds of Australia, and the Adjacent Islands. London: J. Gould. tr. plate iv.
  7. ^ a b Higgins, P.J.; Peter, J.M.; Steele, W.K. (2001). Handbook of Australian, New Zealand and Antarctic Birds: Tyrant-flycatchers to Chats. 5. Melbourne: Oxford University Press. tr. 998–1009. ISBN 0-19-553071-3.
  8. ^ Liddell, Henry George; Scott, Robert (1980). A Greek-English Lexicon (Abridged Edition). Oxford: Oxford University Press. ISBN 0-19-910207-4.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ Driskell, Amy C.; Christidis, Les (2004). “Phylogeny and Evolution of the Australo-Papuan Honeyeaters (Passeriformes, Meliphagidae)”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 31 (3): 943–60. doi:10.1016/j.ympev.2003.10.017. PMID 15120392.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Tham khảo

sửa