Phenacodus là một chi tuyệt chủng động vật có vú từ cuối thế Paleocen qua thế Eocen, khoảng 55 triệu năm trước. Nó là một trong những loài động vật có móng guốc sớm nhất và nguyên thủy nhất, tiêu biểu cho họ Phenacodontidae và bộ Condylarthra.

Phenacodus
Thời điểm hóa thạch: Late Paleocene to Middle Eocene
Mounted Phenacodus skeleton
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Condylarthra
Họ (familia)Phenacodontidae
Chi (genus)Phenacodus
Cope, 1873
Loài[1]
  • P. bisonensis
  • P. condali
  • P. grangeri
  • P. intermedius
  • P. lemoinei
  • P. magnus
  • P. matthewi
  • P. primaevus (type species)
  • P. teilhardi
  • P. trilobatus
  • P. vortmani
Danh pháp đồng nghĩa
Trispondylus Cope, 1884

Mô tả

sửa
 
Restoration by Charles R. Knight
 
Skeleton of Phenacodus primaevus.
 
Restoration by Heinrich Harder

Loài điển hình Phenacodus primaevus là một động vật có móng tương đối nhỏ dài khoảng 1,5 m (5 ft) và nặng đến 56 kg, với mỗi chi thẳng kết thúc bằng năm ngón chân đầy đủ, và chúng đi bằng đầu ngón như heo vòi hiện đại.[2][3] Ngón chân giữa lớn nhất, và trọng lượng cơ thể được nâng đỡ chủ yếu bởi ngón giữa và hai ngón liền kề, mà dường như ngón chân đã được bọc trong guốc, báo hiệu trước loại chân ba móng guốc phổ biến trong bộ guốc lẻ và một số nhóm động vật móng guốc đã tuyệt chủng.

Tham khảo

sửa
  1. ^ Thewissen, J.G.M. (1990). “Evolution of Paleocene and Eocene Phenacodontidae”. University of Michigan Papers on Paleontology. 29: 1–107.
  2. ^ T.S. Kemps (2005) The origin and evolution of mammals p.237
  3. ^ http://hjerison.bol.ucla.edu/pdf/neocortex.pdf