Phan Xuân Dũng
Phan Xuân Dũng (sinh ngày 20 tháng 5 năm 1960, quê quán xã Đại Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) là một tiến sĩ khoa học cơ khí chế tạo máy và chính trị gia người Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Ninh Thuận (đại biểu chuyên trách trung ương), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nga; Phó Chủ tịch Tổng hội Cơ khí Việt Nam.[1]. Ông từng là Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII tỉnh Thừa Thiên Huế (đại biểu chuyên trách trung ương), Chủ tịch nhóm Nghị sĩ Việt Nam-Hàn Quốc [2], 13 tỉnh Ninh Thuận (đại biểu chuyên trách trung ương)[3].
Phan Xuân Dũng | |
---|---|
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | 2007 – 2021 |
Nhiệm kỳ | 22 tháng 5 năm 2011 – 6 tháng 4 năm 2021 9 năm, 319 ngày |
Tiền nhiệm | Đặng Vũ Minh |
Kế nhiệm | Lê Quang Huy |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 20 tháng 5, 1960 xã Đại Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam |
Nghề nghiệp | chính trị gia |
Dân tộc | Kinh |
Tôn giáo | Không |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Học vấn | Tiến sĩ khoa học cơ khí chế tạo máy |
Xuất thân
sửaPhan Xuân Dũng sinh ngày 20 tháng 5 năm 1960, quê quán xã Đại Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Giáo dục
sửa- Đại học, chuyên ngành Cơ khí chế tạo máy
- Tiến sĩ khoa học (cơ khí chế tạo máy)
- Cao cấp lí luận chính trị
Sự nghiệp
sửaNgày 1 tháng 7 năm 1989, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, chính thức ngày 1 tháng 7 năm 1990.
Trước năm 2006, từng giữ các chức vụ: Phó Vụ trưởng Ban Khoa giáo Trung ương; từ 2001: Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Năm 2006-2010, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Tháng 5 năm 2010 tham gia làm Ủy viên Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận [4]. Tháng 1 năm 2011, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tại cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam ngày 22 tháng 5 năm 2011, ông đã tái đắc cử đại biểu Quốc hội khóa XIII (Đại biểu chuyên trách: Trung ương).
Giải thưởng
sửa- Huy chương vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ.[5]
Quan điểm
sửa- Dự án nhà máy điện hạt nhân
“ | Ở nhiều nước, những địa phương nào được xây nhà máy điện hạt nhân là có ưu thế, không những không ảnh hưởng tới du lịch mà còn là địa điểm tốt cho du lịch. | ” |
— Phan Xuân Dũng |
- Dự án đường sắt cao tốc
“ | Chính phủ có khẳng định việc xây dựng đường sắt cao tốc có thực sự hiệu quả hơn so với phương án nâng cấp đường sắt lên tốc độ 200km/h, vừa vận chuyển khách, vừa chở người. Bởi nếu xây dựng đường sắt cao tốc thì giá vé rất cao, chưa phục vụ được đa số người dân lao động, đối tượng thụ hưởng rất ít. | ” |
— Phan Xuân Dũng |
- Quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm
“ | Nhà sản xuất, nhà phân phối cũng cần phải coi trọng người tiêu dùng trong nước hơn. Ở Việt Nam, cái gì ngon, tốt thì xuất khẩu. Tư duy này cần được chấm dứt. Đã đến lúc chúng ta phải sản xuất hàng tốt hơn cho người Việt Nam dùng. "Người trong nước còn không tin vào chất lượng hàng hoá thì làm sao người nước ngoài tin chúng ta được?". | ” |
— Phan Xuân Dũng [6] |
- Sáng kiến nhằm giảm số vụ khiếu kiện vượt cấp
“ | Cần có quy định buộc người khiếu nại tố cáo ứng ra một khoản đặt cược nào đó. Theo kiện thì phải bỏ tiền. Nếu kiện đúng thì Nhà nước sẽ hoàn trả | ” |
— Phan Xuân Dũng [7] |
Tác phẩm
sửa- Một số vấn đề xây dựng luật phát triển năng lượng nguyên tử ở nước ta, Phan Xuân Dũng, Cập nhật: 28/3/2008, Tạp chí Cộng sản Số 6 (150) năm 2008, Cập nhật: 28/3/2008.[8]
- Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Phan Xuân Dũng chủ biên, Hồ Mỹ Duệ, Nguyễn Đắc Hưng.- Hà Nội, Nhà xuất bản: Chính trị quốc gia, 2004; 295tr; 21 cm.
- Công nghệ tiên tiến và công nghệ cao với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. Phan Xuân Dũng (chủ biên). 271tr. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá nhiệm vụ khoa học và công nghệ ở Việt Nam. TSKH. Phan Xuân Dũng (Chủ biên) và TS. Hồ Thị Mỹ Duệ. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2006.
Chú thích
sửa- ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2017.
- ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2017.
- ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 13”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2017.
- ^ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (4 tháng 5 năm 2010). “Bản sao đã lưu trữ”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong
|tên bài=
và|title=
(trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) - ^ Văn phòng Quốc hội. “TÓM TẮT TIỂU SỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI”. TRANG TIN ĐIỆN TỬ QUỐC HỘI VIỆT NAM. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2011. Kiểm tra giá trị
|url lưu trữ=
(trợ giúp)[liên kết hỏng] - ^ Vũ Hạnh - Bích Lan (10 tháng 6 năm 2009). “Bản sao đã lưu trữ”. VOV News. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong
|tên bài=
và|title=
(trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) - ^ H.K (thực hiện) (20 tháng 3 năm 2013). “Bản sao đã lưu trữ”. Báo Lao động Online. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2013.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ Phan Xuân Dũng (Cập nhật: 28/3/2008). “Bản sao đã lưu trữ” (6 (150) năm 2008). Tạp chí Cộng sản. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong
|tên bài=
và|title=
(trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:|ngày=
(trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)