Phan Rang – Tháp Chàm
Phan Rang – Tháp Chàm (thường được gọi tắt là Phan Rang) là thành phố tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật của tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam.
Phan Rang – Tháp Chàm
|
|||
---|---|---|---|
Thành phố thuộc tỉnh | |||
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm | |||
Tên khác | Phan Rang | ||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Duyên hải Nam Trung Bộ | ||
Tỉnh | Ninh Thuận | ||
Trụ sở UBND | Số 6A đường 21/8, phường Kinh Dinh | ||
Phân chia hành chính | 12 phường, 1 xã | ||
Thành lập | |||
Loại đô thị | Loại II | ||
Năm công nhận | 2015[3] | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Trần Minh Nam | ||
Chủ tịch HĐND | Nguyễn Thoại | ||
Bí thư Thành ủy | Trần Minh Nam | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 11°33′55″B 108°59′50″Đ / 11,56528°B 108,99722°Đ | |||
| |||
Diện tích | 79,18 km²[4] | ||
Dân số (31/12/2023) | |||
Tổng cộng | 207.998 người[4] | ||
Thành thị | 196.459 người | ||
Nông thôn | 11.539 người | ||
Mật độ | 2.626 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh, Chăm | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 582[5] | ||
Biển số xe | 85-B1 | ||
Website | prtc | ||
Địa lý
sửaVị trí địa lý
sửaThành phố Phan Rang – Tháp Chàm nằm ở trung tâm tỉnh Ninh Thuận, cách thủ đô Hà Nội 1.380 km về phía bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 330 km về phía đông đông nam, cách thành phố Đà Lạt 105 km về phía tây, cách thành phố Nha Trang 95 km về phía nam, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp Biển Đông (vịnh Phan Rang)
- Phía tây giáp huyện Ninh Sơn
- Phía nam giáp huyện Ninh Phước
- Phía bắc giáp huyện Bác Ái và huyện Ninh Hải.
Đặc điểm khí hậu và đất đai
sửaNằm ở vùng cực Nam Trung Bộ và phía nam dãy Trường Sơn, Phan Rang được che chắn bởi các dãy núi, rặng núi; có nhiều rặng núi bao quanh phía Bắc, phía Nam, phía Tây khiến cho gió mùa Đông-Bắc và gió mùa Tây-Nam là những gió đem mưa tới bị ngăn cản lại trước khi thổi đến Phan Rang; các rặng núi trọc quanh Phan Rang đều phản chiếu lại nhiệt vào giữa lòng đồng bằng nên khí hậu khô nóng, đồng thời ít chịu ảnh hưởng của bão.
Độ ẩm trung bình hàng năm chừng 80%, các tháng khô khan nhất là từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch. Vào các tháng này, gió thổi rất mạnh. Vì đặc điểm này mà dân địa phương thường ví von "Gió như Phang, Nắng như Rang".
Khí hậu Phan Rang rất khô và có lẽ là vùng khô hạn nhất Việt Nam. Trong khi mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 8, thì mùa mưa chỉ từ tháng 9 đến tháng 11 nên lượng mưa hàng năm chỉ từ 700–800 mm. Các chất "base" trao đổi không bị nước mưa cuốn trôi xuống sâu do đó pH của đất rất lớn: thường đất đai có pH trên 6 (những nơi khác do mưa nhiều nên pH của đất trung bình khoảng 5). Có những loại đất đặc biệt nhưng đất kiềm (pH > 7,5) chỉ có ở vùng Phan Rang, địa phương gọi là "đất cà giang".
Dữ liệu khí hậu của Phan Rang – Tháp Chàm | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Năm |
Trung bình ngày °C (°F) | 25.1 (77.2) |
25.4 (77.7) |
26.6 (79.9) |
28.1 (82.6) |
29.3 (84.7) |
29.1 (84.4) |
28.5 (83.3) |
28.6 (83.5) |
27.9 (82.2) |
27.2 (81.0) |
26.7 (80.1) |
25.6 (78.1) |
27.1 (80.8) |
Lượng mưa trung bình mm (inches) | 8.8 (0.35) |
2.8 (0.11) |
12.0 (0.47) |
20.4 (0.80) |
65.6 (2.58) |
61.7 (2.43) |
54.7 (2.15) |
51.2 (2.02) |
138.6 (5.46) |
168.1 (6.62) |
171.0 (6.73) |
83.6 (3.29) |
838.5 (33.01) |
Số giờ nắng trung bình tháng | 241.7 | 255.2 | 278.5 | 278.3 | 258.2 | 239.2 | 234.0 | 242.2 | 195.6 | 194.0 | 189.7 | 189.4 | 3.029 |
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology [6] |
Thủy văn
sửaSông Cái Phan Rang có chiều dài 130 km, lưu vực 2050 km², lưu lượng trung bình 39m³/s, lưu lượng thấp nhất 3,35 – 8,0m³/s, tại hạ nguồn của thủy điện Đa Nhim. Lưu vực các nhánh sông phân bổ hình rễ cây, từ Tân Mỹ về xuôi, sông chảy qua vùng đồi thấp là đồng bằng Phan Rang.
Chế độ dòng chảy của sông phù hợp với phân bổ mùa của khu vực là: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 dòng chảy lớn có lũ. Mùa kiệt từ tháng 1 đến tháng 7, dòng chảy phụ thuộc vào việc xả nước tưới của thủy điện Đa Nhim cho vùng Hải Du.
Phần lớn địa phận thành phố nằm ở bờ bắc của sông, chỉ có 3 phường nằm ở bờ nam của sông đó là: Bảo An, Đạo Long và Đông Hải.
Hành chính
sửaThành phố Phan Rang – Tháp Chàm có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 12 phường: Bảo An, Đài Sơn, Đạo Long, Đô Vinh, Đông Hải, Kinh Dinh, Mỹ Bình, Mỹ Đông, Mỹ Hải, Phủ Hà, Phước Mỹ, Văn Hải và xã Thành Hải.
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Phan Rang – Tháp Chàm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nghị quyết số 1198/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2023 – 2025[7], Dự thảo Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm[4][8] |
Lịch sử
sửaNguồn gốc tên gọi
sửaCái tên Phan Rang hay theo tiếng Chăm hiện đại là Pan(da)rang là một dạng từ được Chăm hóa của từ gốc tiếng Phạn Pāṇḍuraṅga – tên của một vị thần trong tín ngưỡng Chăm Pa cổ[9], nó lần đầu tiên xuất hiện trên các bia ký Chăm vào khoảng thế kỷ thứ 10 với tên gọi Paṅrauṅ hay Panrāṅ[10], và theo thời gian thì được phiên âm Việt hóa thành Phan Rang[11]. Còn tên Tháp Chàm được đặt để đề cập đến cụm tháp Po Klong Garai nằm ở phía Tây thành phố.
Thời kỳ Champa
sửaĐịa danh Phan Rang được cho là xuất phát từ một tiểu quốc có tên là Panduranga.[12] Tiểu quốc này được thành lập vào năm 757, là một lãnh thổ tự trị thuộc vương quốc Champa, và có thủ phủ tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm ngày nay.
Năm 1471, kinh đô Vijaya thất thủ trước Đại Việt, Champa mất các lãnh thổ miền bắc từ đèo Cù Mông trở ra. Người Chăm tập trung quay về khu vực phía nam với vương quốc mới là Panduranga, kinh đô được đặt tại Băl Cau (cạnh sông Phan Rang), kể từ đó vùng đất Phan Rang lại trở thành kinh đô Panduranga của vương quốc Champa trong vòng 142 năm (1471 – 1613).[13]
Năm 1697, chúa Nguyễn đổi tên gọi hành chính của tiểu quốc Panduranga thành trấn Thuận Thành. Phần lãnh thổ phía nam của Phan Rang ngày nay thuộc về trấn Thuận Thành, khi đó chúa Nguyễn chia Thuận Thành làm 4 đạo: Phan Lang, Long Hương, Phan Lý, Phố Hài. Cho tới năm 1832 thì nhà Nguyễn xóa đi quy chế tự trị của Panduranga để thành lập 2 phủ: Ninh Thuận và Hàm Thuận.
Thời kỳ hiện đại
sửaĐến thời Pháp thuộc, thị xã Phan Rang được thành lập theo đạo dụ của vua Khải Định ban hành ngày 4 tháng 8 năm 1917, đứng đầu lúc này là L. Thibeaudeau.
Trước năm 1976, Phan Rang là tỉnh lỵ của tỉnh Ninh Thuận.
Từ tháng 2 năm 1976 đến tháng 3 năm 1992, sau khi 3 tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy của Việt Nam Cộng hòa được hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải. Ban đầu, thì tỉnh lỵ của tỉnh Thuận Hải được đặt tại thị xã Phan Rang (giai đoạn từ tháng 2 năm 1976 đến tháng 3 năm 1977). Tuy nhiên, từ tháng 4 năm 1977 đến tháng 3 năm 1992, thì tỉnh lỵ của tỉnh Thuận Hải được di chuyển từ Thị xã Phan Rang về Thị xã Phan Thiết (nay là thành phố Phan Thiết).
Ngày 27 tháng 4 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 124-CP[14].Theo đó, giải thể thị xã Phan Rang. Đồng thời:
- Sáp nhập 6 phường: Mỹ Hương, Tấn Tài, Kinh Dinh, Thanh Sơn, Phủ Hà và Đạo Long vào huyện Ninh Hải và chuyển 6 phường nói trên thành thị trấn Phan Rang – thị trấn huyện lỵ của huyện Ninh Hải.
- Sáp nhập 3 phường: Đô Vinh, Bảo An và Phước Mỹ vào huyện An Sơn mới thành lập và chuyển 3 phường nói trên thành thị trấn Tháp Chàm – thị trấn huyện lỵ của huyện An Sơn.
Ngày 1 tháng 9 năm 1981, thị xã Phan Rang được tái lập với tên gọi mới là thị xã Phan Rang – Tháp Chàm theo Quyết định số 45-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, đồng thời với việc tái thành lập 3 huyện: Ninh Sơn, Ninh Hải và Ninh Phước trên cơ sở chia tách 2 huyện: An Sơn và Ninh Hải.[15] Thị xã Phan Rang – Tháp Chàm chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1982.
Ban đầu, thì thị xã Phan Rang – Tháp Chàm có 12 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 9 phường: Bảo An, Đô Vinh, Phước Mỹ, Phủ Hà, Thanh Sơn, Mỹ Hương, Kinh Dinh, Đạo Long, Tấn Tài và 3 xã: Văn Hải, Khánh Hải, Thành Hải.
Ngày 30 tháng 10 năm 1982, sáp nhập 2 xã: Mỹ Hải và xã Đông Hải thuộc huyện Ninh Hải vào thị xã Phan Rang – Tháp Chàm.[16]
Lúc này, thì Thị xã Phan Rang – Tháp Chàm có 14 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 9 phường: Bảo An, Đô Vinh, Phước Mỹ, Phủ Hà, Thanh Sơn, Mỹ Hương, Kinh Dinh, Đạo Long, Tấn Tài và 5 xã: Văn Hải, Khánh Hải, Thành Hải, Mỹ Hải, Đông Hải.
Tháng 7 năm 1991, sáp nhập xã Khánh Hải về huyện Ninh Hải quản lý (nay là thị trấn Khánh Hải – thị trấn huyện lỵ của huyện Ninh Hải).
Ngày 1 tháng 4 năm 1992, sau khi tỉnh Ninh Thuận được tái lập từ tỉnh Thuận Hải, thì thị xã Phan Rang – Tháp Chàm trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Ninh Thuận.[17]
Ngày 25 tháng 12 năm 2001, Chính phủ ban hành Nghị định 99/2001/NĐ-CP[18]. Theo đó:
- Thành lập phường Đông Hải trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Đông Hải, phường Đông Hải có 211,71 ha diện tích tự nhiên và 20.724 nhân khẩu.
- Thành lập phường Mỹ Đông trên cơ sở 252,2 ha diện tích tự nhiên và 11.389 nhân khẩu của xã Mỹ Hải.
- Thành lập phường Đài Sơn trên cơ sở 112,97 ha diện tích tự nhiên với 5.623 nhân khẩu của xã Thành Hải và 13,3 ha diện tích tự nhiên với 1.352 nhân khẩu của phường Thanh Sơn, phường Đài Sơn có 126,27 ha diện tích tự nhiên và 6.975 nhân khẩu.
- Điều chỉnh địa giới hành chính của một số phường như sau:
- Tách 87,56 ha diện tích tự nhiên và 1.755 nhân khẩu của phường Phước Mỹ để sáp nhập vào phường Bảo An.
- Tách 15,6 ha diện tích tự nhiên và 541 nhân khẩu của phường Phủ Hà để sáp nhập vào phường Phước Mỹ.
- Tách 4,22 ha diện tích tự nhiên với 236 nhân khẩu của phường Kinh Dinh và 2,51 ha diện tích tự nhiên của phường Tấn Tài để sáp nhập vào phường Thanh Sơn.
- Tách 9,22 ha diện tích tự nhiên và 233 nhân khẩu của phường Kinh Dinh để sáp nhập vào phường Tấn Tài.
- Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính:
- Xã Mỹ Hải còn lại 573,34 ha diện tích tự nhiên và 5.979 nhân khẩu.
- Xã Thành Hải còn lại 937,03 ha diện tích tự nhiên và 5.805 nhân khẩu.
- Phường Thanh Sơn còn lại 90,05 ha diện tích tự nhiên và 7.273 nhân khẩu (sau khi tăng lên thành 96,78 ha diện tích tự nhiên và 7.509 nhân khẩu).
- Phường Bảo An có 321,87 ha diện tích tự nhiên và 10.027 nhân khẩu.
- Phường Phước Mỹ có 593,85 ha diện tích tự nhiên và 11.322 nhân khẩu.
- Phường Phủ Hà có 136,97 ha diện tích tự nhiên và 10.714 nhân khẩu.
- Phường Tấn Tài có 266,39 ha diện tích tự nhiên và 7.022 nhân khẩu.
- Phường Kinh Dinh có 39,17 ha diện tích tự nhiên và 7.656 nhân khẩu.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập một số phường, xã, thì thị xã Phan Rang – Tháp Chàm có 15 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 12 phường: Đô Vinh, Bảo An, Phương Mỹ, Phủ Hà, Thanh Sơn, Mỹ Hương, Đạo Long, Tấn Tài, Kinh Dinh, Mỹ Đông, Đài Sơn, Đông Hải và 3 xã: Thành Hải, Văn Hải, Mỹ Hải.
Ngày 2 Tháng 2 năm 2005, thị xã Phan Rang – Tháp Chàm được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III theo Quyết định số 132/QĐ-BXD.
Ngày 8 tháng 2 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2007/NĐ-CP[2]. Theo đó, Thành lập thành phố Phan Rang – Tháp Chàm trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên với dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Phan Rang – Tháp Chàm.
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có 7.937,56 ha diện tích tự nhiên và dân số là 162.941 người với 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 12 phường: Đô Vinh, Bảo An, Phước Mỹ, Phủ Hà, Đài Sơn, Thanh Sơn, Tấn Tài, Mỹ Hương, Kinh Dinh, Đạo Long, Mỹ Đông, Đông Hải và 3 xã: Thành Hải, Văn Hải, Mỹ Hải.
Ngày 21 tháng 1 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 08/2008/NĐ-CP[19]. Theo đó:
- Điều chỉnh địa giới hành chính của một số xã, phường như sau:
- Điều chỉnh 11,2 ha diện tích tự nhiên với 1.262 nhân khẩu của phường Mỹ Đông và 133,01 ha diện tích tự nhiên với 2.512 nhân khẩu của xã Văn Hải về xã Mỹ Hải quản lý.
- Điều chỉnh 2,72 ha diện tích tự nhiên của xã Mỹ Hải về phường Tấn Tài quản lý và 1,03 ha diện tích tự nhiên với 6 nhân khẩu của xã Mỹ Hải về phường Thanh Sơn quản lý.
- Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính:
- Phường Mỹ Đông còn lại 241 ha diện tích tự nhiên và 12.401 nhân khẩu.
- Xã Văn Hải còn lại 927,11 ha diện tích tự nhiên và 13.909 nhân khẩu (sau khi thành lập phường Văn Hải trên cơ sở toàn bộ 927,11 ha diện tích tự nhiên và 13.909 nhân khẩu của xã Văn Hải).
- Xã Mỹ Hải có 717,46 ha diện tích tự nhiên và 12.995 nhân khẩu.
- Phường Thanh Sơn có 99,78 ha diện tích tự nhiên và 9.663 nhân khẩu.
- Phường Tấn Tài có 286,06 ha diện tích tự nhiên và 8.157 nhân khẩu.
- Thành lập một số phường như sau:
- Thành lập phường Mỹ Bình trên cơ sở điều chỉnh 495,76 ha diện tích tự nhiên và 8.076 nhân khẩu của xã Mỹ Hải.
- Thành lập phường Mỹ Hải trên cơ sở 221,70 ha diện tích tự nhiên và 4.919 nhân khẩu còn lại của xã Mỹ Hải.
Như vậy, đến thời điểm này, thì Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có 7.889,74 ha diện tích tự nhiên và 175.826 nhân khẩu với 16 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 15 phường: Đô Vinh, Bảo An, Phước Mỹ, Phủ Hà, Đài Sơn, Thanh Sơn, Kinh Dinh, Mỹ Hương, Tấn Tài, Đạo Long, Đông Hải, Mỹ Đông, Mỹ Bình, Mỹ Hải, Văn Hải và 1 xã Thành Hải.
Ngày 26 tháng 2 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 252/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Phan Rang – Tháp Chàm là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Ninh Thuận.[3]
Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1198/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2024).[7] Theo đó:
- Sáp nhập phường Mỹ Hương và phường Tấn Tài vào phường Kinh Dinh.
- Sáp nhập phường Thanh Sơn vào phường Phủ Hà.
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có 12 phường và 1 xã như hiện nay.
Kinh tế – xã hội
sửaThành phố Phan Rang – Tháp Chàm có tỷ lệ đóng góp rất lớn cho phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Ninh Thuận. Kinh tế phát triển đạt tốc độ tăng trưởng 9,6%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên 4.515 tỷ đồng.[20]
Thương mại – Dịch vụ
sửaThương mại – dịch vụ là ngành mũi nhọn, với tổng giá trị sản xuất trên 20.700 tỷ đồng, tăng 9,6%, chiếm tỷ trọng 62,3%. Thành phố tiếp tục đẩy mạnh Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển ngành thương mại – dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt trên 29.026 tỷ đồng, tăng 12,28%; trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa trên 24.853 tỷ đồng, chiếm 85,6%, tăng 11,3%; dịch vụ lưu trú, ăn uống trên 2.866 tỷ đồng, tăng 19,5%.
Công nghiệp – Xây dựng
sửaCông nghiệp tăng trưởng với tốc độ tương đối. Thành phố thực hiện nhiều dự án xây dựng có giá trị cao đã góp phần tăng giá trị sản xuất ngành xây dựng, với giá trị sản xuất trên 3.763 tỷ đồng, tăng 8,8%. Đối với ngành công nghiệp, giá trị sản xuất trên 6.862 tỷ đồng. Các sản phẩm chủ yếu là: Tôm đông lạnh, tăng 5,5%; hạt điều khô, tăng 31%; đường RS, tăng 41,24%; thạch nha đam sản xuất, tăng 7,5%. Tại địa bàn thành phố có cụm Công nghiệp Tháp Chàm và khu Công nghiệp Thành Hải.
Nông nghiệp – Thủy sản
sửaNgành nông nghiệp – thủy sản chiếm tỷ trọng 8 – 10% cơ cấu kinh tế đồ thị.[21]
Nông nghiệp
sửaTrong nông nghiệp, lúa và nho là hai loại cây trồng chính được trồng ở địa phương này. Sản xuất lúa của thành phố, sản lượng hàng năm đạt hơn 30.000 tấn. Nho đặc sản Phan Rang được biết đến với chất lượng cao, được sử dụng chủ yếu cho việc sản xuất rượu vang.
Thủy sản
sửaVới bờ biển dài 10 km, ngành công nghiệp thủy sản của Phan Rang – Tháp Chàm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương. Các loại hải sản như cá, tôm, sò điệp, và mực được khai thác và nuôi trồng. Trong đó, nuôi trồng tôm công nghiệp là một ngành phát triển mạnh mẽ.
Y tế
sửa- Trung tâm Y tế Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
- Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Phan Rang.
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận.
- Bệnh viện mắt tỉnh Ninh Thuận.
Giáo dục
sửaTrên địa bàn thành phố có 155 cơ sở giáo dục từ cấp bậc mầm non đến Trung học cơ sở [22] Có 7 trường Trung học phổ thông.
- Cao đẳng, đại học
- Trường Cao đẳng Y tế Ninh Thuận.
- Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận.
- Trường Đại học Thủy lợi – Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng Miền Trung.
Dân số
sửaThành phố Phan Rang – Tháp Chàm có diện tích 79,19 km², dân số ngày 1/4/2019 là 167.394 người. Trong đó, dân số thành thị là 157.942 người (94%), dân số nông thôn là 9.452 người (6%), mật độ dân số đạt 2.114 người/km². Dân tộc chủ yếu của thành phố là Kinh, Chăm...
Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có diện tích 79,18 km², dân số quy đổi tính đến ngày 31/12/2023 là 207.998 người,[4] mật độ dân số đạt 2.626 người/km².
Văn hóa
sửaLễ hội Katé
sửaThành phố Phan Rang – Tháp Chàm được coi như là nơi trung tâm của nền văn hóa Chăm trên cả nước. Tọa lạc ở phía tây của thành phố, Tháp Po Klong Garai chính là nơi tổ chức lễ hội Katé hàng năm của đồng bào Chăm Bà-la-môn vào mỗi tháng 7 theo lịch Chăm (tương đương khoảng từ 25/9 đến 5/10 theo dương lịch). Đây là lễ hội nhằm tưởng nhớ các vị thần như: Po Klong Garai, Po Rome... và ông bà tổ tiên, trời đất đã phù hộ cho con người. Lễ hội Katê được lần lượt tổ chức theo thứ tự trước sau, trên một không gian rộng lớn cùng với bầu không khí từ đền, tháp đến các làng và cuối cùng là đến gia đình.
Lễ hội Nho Vang
sửaLễ hội Nho Vang Ninh Thuận được tổ chức 2 năm một lần nhằm mục đích tôn vinh người trồng nho và giá trị cây nho, sản phẩm từ nho; đồng thời cũng là dịp để quảng bá hình ảnh, quê hương, con người Ninh Thuận, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về kinh tế nông nghiệp, kinh tế biển gắn với văn hóa, du lịch, thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào Ninh Thuận cũng như thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.[23]
Thể dục, thể thao
sửaSân vận động Ninh Thuận, còn được gọi là Sân vận động Phan Rang là một sân vận động đa năng nằm ở gần bùng binh Phủ Hà, thuộc phường Phước Mỹ. Sân có sức chứa 16.000 khán giả. Đây cũng là sân nhà của Câu lạc bộ bóng đá Ninh Thuận vào năm 2012.
Đặc sản ẩm thực
sửa- Bánh tráng nướng là một món ăn nhẹ có xuất xứ từ Phan Rang, sau đó rộng rãi ở Đà Lạt, Phan Thiết và phổ biến tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bánh căn là một loại bánh phổ biến của Phan Rang, có nguồn gốc từ món ăn của người Chăm[24], về sau được người Việt sáng tạo thêm và phát triển rộng ra ở vùng Nam Trung Bộ.
Du lịch
sửaTháp Po Klong Garai
sửaTháp Po Klong Garai đã trở thành biểu tượng văn hóa – du lịch của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm nói riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung[25]. Đây là một trong những cụm tháp Chăm hùng vĩ và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam, phụng thờ vua Po Klong Garai. Tháp Pô Klong Garai là một tổng thể gồm ba tháp: tháp chính (cao 20,5m), tháp lửa (cao 9,31m), tháp cổng (cao 8,56m). Di tích kiến trúc nghệ thuật này được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích di tích quốc gia năm 1979 và được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.[26]
Bãi biển Bình Sơn
sửaBiển Bình Sơn chạy ven đô thị thành phố Phan Rang – Tháp Chàm. Bãi biển này được chính quyền tỉnh Ninh Thuận lựa chọn làm địa danh trọng điểm để phát triển du lịch và công viên biển Bình Sơn là một trong những dự án kỹ thuật, hạ tầng quan trọng của địa bàn thành phố.
Giao thông
sửaĐường bộ
sửaThành phố Phan Rang – Tháp Chàm nằm trên trục giao thông trọng yếu giữa Miền Trung – Tây Nguyên và Nam Bộ. Có hai tuyến quốc lộ chạy ngang đang được đầu tư nâng cấp mở rộng là Quốc lộ 1A và Quốc lộ 27 đi Đà Lạt cũng như các tỉnh Tây Nguyên để đảm bảo điều kiện đi lại, lưu thông hàng hóa giữa các vùng trong cả nước.
Ở phường Đài Sơn có bến xe Phan Rang nằm ở đường Thống Nhất và bến xe trung tâm tỉnh Ninh Thuận nằm ở số 52 Quốc Lộ 1A.
Đường sắt
sửaCó tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua địa phận Phan Rang-Tháp Chàm, ga Tháp Chàm cách trung tâm thành phố 5 km về phía Tây. Hiện đang có dự án khôi phục lại tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt.[27]
Đường hàng không
sửaTrên địa bàn Phan Rang có sân bay quân sự Thành Sơn, đây là sân bay quân sự cấp 1. Hiện sân bay Thành Sơn đã được đưa vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không quốc gia thời kỳ 2021 – 2030.[28]
Danh nhân
sửa- Po Klong Garai (1151–1205), là vua của tiểu quốc Panduranga trong vòng 38 năm (1167 – 1205), ông đã lãnh đạo người Chăm đánh đuổi ách đô hộ của Đế quốc Khmer. Đồng thời, ông đã cho phát triển thủy lợi vùng Phan Rang bằng cách xây dựng các công trình lớn như: Đập Nha Trinh và Đập Lâm Cấm.
- Nguyễn Văn Thiệu (1923 – 2001), là tổng thống Việt Nam Cộng Hòa trong giai đoạn 1967–1975.
- Bùi Thương Tín (1956), là một diễn viên điện ảnh Việt Nam, ông đã thủ vai gần 200 bộ phim.
- Hoàng Duy Hùng (1962) là một luật sư người Mĩ gốc Việt, ông đắc cử nghị viên hội đồng thành phố Houston, thuộc bang Texas vào năm 2009.
- Nguyễn Thời Trung (1976), là một nhà khoa học người Việt, hiện là Giáo sư, Viện trưởng Viện Khoa học tính toán và Trí tuệ nhân tạo thuộc Trường Đại học Văn Lang.
Hình ảnh
sửa-
Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận
-
Công viên 16/4 ở phường Thanh Sơn
-
Công viên biển Bình Sơn ở phường Mỹ Hải
-
Tháp Po Klong Garai ở phường Đô Vinh
-
Tượng đài Chiến thắng ở Quảng trưởng 16/4, phường Mỹ Hải
-
Hội quán Hải Nam của người Hoa ở Phan Rang, người dân quen gọi là Chùa Ông
-
Giáo xứ Phan Rang ở phường Kinh Dinh
-
Chùa Sùng Ân, Tỉnh hội Phật giáo Ninh Thuận
-
Đường Thống Nhất về đêm
-
Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Chăm Ninh Thuận ở phường Tấn Tài
-
Bùng binh Phủ Hà
-
Bãi biển Bình Sơn
-
Phố đi bộ Phan Rang – Tháp Chàm
Chú thích
sửa- ^ Quá trình hình thành thành phố Phan Rang-Tháp Chàm và các phường
- ^ a b Nghị định 21/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Phan Rang – Tháp Chàm thuộc tỉnh Ninh Thuận
- ^ a b “Quyết định số 252/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận thành phố Phan Rang – Tháp Chàm là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Ninh Thuận”.
- ^ a b c d “Dự thảo Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm”. 21 tháng 2 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2024.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Vietnam Institute for Building Science and Technology” (bằng tiếng Anh).
- ^ a b “Nghị quyết số 1198/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2023 – 2025”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 28 tháng 9 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
- ^ “Phụ lục 1 – 2A: Dự thảo Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm”. 21 tháng 2 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2024.
- ^ Dokras, Dr Uday (1 tháng 1 năm 2022). “The Ancient City of PANDURANGA in Vietnam”. Indo Nordic Author's Collective (bằng tiếng Anh).
- ^ Griffiths, Arlo; Lepoutre, Amandine; Southworth, William A.; Phần, Thành (2009). “Études du corpus des inscriptions du Campa III, Épigraphie du Campa 2009-2010. Prospection sur le terrain, production d'estampages, supplément à l'inventaire” (PDF). Bulletin de l'École française d'Extrême-Orient (bằng tiếng Pháp). 95–96: 435–497. doi:10.3406/befeo.2008.6118. ISSN 0336-1519.
- ^ Nguyễn, Nhân Thống (2001). “Nguồn gốc các Địa danh Đà Nẵng – Hội An – Nha Trang – Phan Rang”. Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống. 4 (66): 17&40.
- ^ “Nguồn gốc địa danh Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết | Atabook.com”. atabook.com. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
- ^ NCQT (26 tháng 12 năm 2020). “Nhìn lại 'Bá quyền Panduranga' và bối cảnh miền Nam Champa thế kỷ 8-9”. Nghiên cứu quốc tế (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2024.
- ^ Quyết định 124-CP năm 1977
- ^ Quyết định 45-HĐBT năm 1981
- ^ Quyết định 204-HĐBT năm 1982
- ^ “Nghị quyết về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh”.
- ^ Nghị định 99/2001/NĐ-CP
- ^ Nghị định 08/2008/NĐ-CP
- ^ NTO. “NTO - Tp. Phan Rang - Tháp Chàm: Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội”. baoninhthuan.com.vn. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2024.
- ^ Nguyễn Thành (23 tháng 2 năm 2024). “Xây dựng Phan Rang - Tháp Chàm thành đô thị trọng tâm liên kết vùng”. Tin Tức - Thông Tấn Xã VIệt Nam. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2024.
- ^ NTO. “NTO - Ngành Giáo dục và Đào tạo Tp. Phan Rang – Tháp Chàm: Hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”. baoninhthuan.com.vn. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2024.
- ^ thanhnien.vn (15 tháng 6 năm 2023). “Khai mạc Lễ hội Nho-Vang Ninh Thuận năm 2023”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2023.
- ^ VnExpress. “Bánh căn - 'linh hồn' của ẩm thực đất Ninh Thuận”. vnexpress.net. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2024.
- ^ “Tháp Chàm Poklong Garai: biểu tượng văn hóa của nền văn minh Chăm”. 20 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2024.
- ^ “Tháp Po Klong Garai, Di tích Quốc gia đặc biệt ở tỉnh Ninh Thuận - Vietnam.vn”. 9 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2024.
- ^ VnExpress. “Khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm trước năm 2030”. vnexpress.net. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2024.
- ^ thanhnien.vn (14 tháng 6 năm 2023). “Sân bay Thành Sơn ở Ninh Thuận được quy hoạch hệ thống cảng hàng không quốc gia”. thanhnien.vn. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2024.