Đội hình phalanx

(Đổi hướng từ Phalanx)

Phalanx (tiếng Hy Lạp cổ: φάλαγξ, tiếng Hy Lạp hiện đại: φάλαγγα, phiên âm: phālanga, số nhiều: φάλαγγες, phiên âm: phālanges), thường được chuyển ngữ Việt là Phương trận, là một đội hình quân sự số đông hình chữ nhật, thường được tập hợp hoàn toàn từ bộ binh nặng được vũ trang giáo, kích, hoặc những vũ khí tương tự như vậy. Thuật ngữ này đặc biệt sử dụng cho đội hình chiến tranh Hy Lạp cổ đại.

Nguyên thủy, từ "phalanx" xuất phát từ "phalangos", trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "ngón tay". Bản thân từ ‘phalanx’ không được dùng chỉ một loại biên chế đơn vị quân sự như Binh đoàn La Mã hoặc sư đoàn hiện đại), mà chỉ là một đội hình tổng quát của binh sĩ trong một đội quân. Vì vậy phalanx không có kết cấu hoặc năng lực tác chiến tiêu chuẩn.

Nhiều đội quân mang giáo chiến đấu trong lịch sử với một đội hình gần-như-phalanx. Dĩ nhiên, từ này được sử dụng trong tiếng Anh phổ thông để tả một "nhóm người đứng, hoặc tiến tới cùng nhau sát bên nhau", ví dụ như "một đội phalanx cảnh sát". Chính vì thế, cấu trúc xương sống trong bàn tay và bàn chân cũng mang tên này, "xương Phalanx", với một sự sắp xếp xương và khớp, nhìn từ nhiều phía, giống như đang ở trong khuôn mẫu phalanx.

Nguồn gốc

 
Đội hình phalanx Sumerian. Chi tiết một mảnh của tấm bia chiến thắng của vua Eannatum of LagashUmma, gọi là Tấm Bia Kền Kền, trưng bày tại Bảo tàng Louvre, Paris

Ghi chép gần nhất mô tả một đội hình giống-như-phalanx là ở một tấm bia Sumerian năm 2450 TCN. Trong hình, quân đội có vẻ như được trang bị giáo, mũ che đầu, và khiên rất lớn che cả thân người. Bộ binh Ai Cập Cổ được chép lại là đã sử dụng đội hình tương tự vậy. Lần sử dụng đầu tiên của thuật ngữ phalanx là của Homer với "(φαλαγξ), dùng để mô tả hoplite chiến đấu trong một tiền tuyến được tổ chức. Homer sử dụng thuật ngữ này để chỉ ra sự khác biệt những trận chiến dựa trên đội hình từ những trận đấu cá nhân thỉnh thoảng thấy trong những bài thơ của ông.

Các nhà sử học vẫn chưa thống nhất giữa đội hình phalanx của người Hy Lạp và những đội hình của những người trước đó. Nguyên lý sử dụng bức tường khiên và đội hình giáo khăng khít đã rất phổ biến giữa những đội quân của những nền văn minh lớn xuyên suốt lịch sử, vậy sự tương tự có thể là do sự tiến hóa hội tụ chứ không phải là sự ảnh hưởng.

Theo truyền thống, các nhà sử học đánh dấu mốc sự ra đời của phalanx hoplite của Hy Lạp cổ đại vào thế kỷ VIII TrCN ở Sparta, tuy nhiên điều này chưa được xác nhận chính xác. Có vẻ chính xác hơn là đội hình này đã được đưa ra khoảng thế kỷ VII TCN sau sự giới thiệu aspis (một tấm khiên cũng được gọi là hoplon) ở thành Argos, đã làm đội hình trở nên khả thi. Việc này cũng có bằng chứng xa hơn là trên chiếc bình Chigi, vào năm 650 Tcn, xác định hoplite được vũ trang aspis, giáo và panoply(bộ giáp đầy đủ).

Tổng quan

 
Tổ chức hoplite truyền thống và cách tiến tới

Đội hình hoplite phalanx từ thời Archaic và Cổ Đại ở Hy Lạp (khoảng 750 – 350 TCN) là một đội hình mà hoplite sẽ sắp xếp khăn khít trong hàng ngũ. Hoplite sẽ để sát khiên với nhau, và những hàng đầu trước hàng đầu tiên thì đưa giáo qua đầu hàng đầu tiên. Đội hình phalanx vì vậy đặc trưng cho một bức tường khiên và những cây giáo chĩa đồng loạt về phía quân thù, làm cho tấn công trước mặt trở nên khó hơn. Nó cũng cho phép nhiều người lính có thể tham gia chiến trận hơn tại một thời điểm xác định (khác với trường hợp chỉ những người hàng đầu tiên mới được tham gia)

Phalanx thường từ từ bước tới, dù họ vẫn có thể tăng tốc độ ở những yard cuối cùng. Herodotus của Hy Lạp nói rằng, ở Trận Marathon, "đó là những người lính Hy Lạp đầu tiên chúng ta biết xông tới đối thủ (charging) khi đang chạy". Nhiều nhà sử học tin rằng cuộc cách mạng này chủ yếu là vì họ muốn giảm thiểu thương vong từ lính đánh xa Ba Tư. Hai phía có thể chạm nhau, nhiều cây giáo ở hàng đầu có thể rung lên. Trong trận đánh, toàn bộ đội hình sẽ từ từ ấn tới trước để cố đánh xuyên qua đội hình đối phương, vậy khi hai đội hình phalanx chạm nhau, sự run này có thể chủ yếu trở thành một cuộc chiến của sự đâm tới trước, vì vậy khi đó, luật là những phalanx có đội hình sâu hơn thường bao giờ cũng thắng, rất ít ngoại lệ được ghi nhận.

Cần phải biết rằng không có bức họa Hy Lạp nào mô tả bất cứ cái gì giống như một trận chiến đâm tới trước và lý thuyết này, rõ ràng là lý thuyết này là lý thuyết được công nhận rộng rãi nhất, nhưng lại là một sản phẩm của suy đoán dựa trên nghiên cứu hơn là dựa trên bằng chứng rõ ràng từ những nguồn đương thời. Thuật ngữ tiếng Hy Lạp "push" đã được sử dụng với một nghĩa ẩn dụ hoàn toàn tương đồng với từ tiếng Anh (ví dụ như nó cũng dùng để tả một sự tiến triển của lập luận) và nó không thể được cho là "đẩy" tới quân thù một cách thông thường và mô tả một hiện tượng vật lý, cho dù có thể nó là như vậy.

Hoplite cá nhân thường cấm khiên bên tay trái, không chỉ bảo vệ một mình anh ta mà còn bảo vệ người lính bên phải. Điều này có nghĩa là, một vài người lính ở bên phải phalanx chỉ được bảo vệ một nửa. Trong chiến đấu, những lực lượng phalanx đối địch thường khai thác điểm này bằng cách tấn công lên cánh phải. Điều đó cũng có nghĩa, trong chiến đấu, một đội hình phalanx sẽ phải di chuyển từ từ sang bên phải(để hoplite còn đứng sau khiên che của người đồng đội bên cạnh). Những người lính hoplite kinh nghiệm nhất thường được xếp vào bên phải phalanx, để giải quyết những vấn đề này. Có một chỉ huy ở mỗi hàng phalanx, và một vị tướng hậu quân, là ouragos (nghĩa là chỉ huy đằng đuôi), sẽ giữ trật tự đằng sau. Vì vậy phalanx là một ví dụ của một đội hình quân sự mà mỗi một yếu tố cá thể trong trận đấu sẽ bảo vệ sự thành công cho tất cả còn lại. Hoplite phải tin vào những người lính kể cận và phải bảo vệ họ; và phải bảo vệ người lính bên cạnh mình; một đội hình phalanx, vì vậy, sẽ chỉ mạnh ngang với những thành tố yếu nhất(nghĩa là cả đội hình phalanx chỉ có sức mạnh ngang với những cá thể yếu nhất, đơn giản vì khi những cá thể yếu nhất này bị loại trừ thì tất cả những cá thể mạnh hơn coi như vô dụng). Sức mạnh của một đội hình phalanx vì vậy phụ thuộc vào các hoplite đơn lẻ có giữ được đội hình trong chiến tranh không, và họ có thể giữ vững vị trí như thế nào, đặc biệt là khi chịu tấn công của một đội hình khác. Đội hình kỷ luật hơn và dũng cảm hơn sẽ có cơ may chiến thắng cao hơn – không kể nhiều khi sự va chạm của rất nhiều thành bang Hy Lạp được giải quyết đơn giản là một bên chạy khỏi chiến trường trước trận đánh. Từ Hy Lạp dynamis, "Ý chí tấn công", miêu tả động lực giữ các hoplite trong đội hình.

"Nói về những kẻ, những kẻ dám, đứng kề sát bên nhau không xê dịch, tiến tới khăng khít và uy hùng, và những chiến binh đứng trước nhất, vì vậy có thể ít gục ngã hơn, và đã cứu thoát những kẻ đứng phía sau; nhưng những tên dám sợ hãi, thì mọi thứ sẽ sụp đổ. Không ai có thể chỉ dựa vào lời nói mà vượt qua cảm xúc đó, cảm xúc đánh gục con người, nếu đã bị hèn yếu chiếm lĩnh. Thật nhục nhã khi bị đâm chết từ sau lưng ở những hàng sau... Sỉ nhục hơn là những xác chết nằm không ai biết, bị thương ngay sau lưng bởi một nhát đâm."

Tyrtaeus: The War Songs Of Tyrtaeus

Phalanx của Vương Quốc Macedonia Cổ và những thành bang Hy Lạp sau này là một sự phát triển đội hình phalanx. ‘Phalangites" được vũ trang bởi giáo dài hơn nhiều và ít được trang bị nặng hơn. Sarissa được cầm bằng hai tay, phalangiste cầm ít khiên hơn nhiều, được ép vào trong cánh tay. Vì vậy, dù là phalanx Macedonia có cấu trúc tương tự như phalanx hoplite, thì nó có những đặc trưng chiến thuật khác rất nhiều. Với giáo rất dài, tối đa năm hàng phalangites có thể đưa vũ khí tới tận hàng đầu; giữ đối phương không thể tới gần ở khoảng cách lớn hơn. Phalanx Macedonia tạo thành bức tường khiên khó hơn nhiều, nhưng giáo dài ra đã bù đắp việc đó. Đội hình phalanx như vậy có vẻ như có thể giảm thiểu những trận đánh suy thoái thành cuộc chiến dậm tới trước.

Vũ trang cho Hoplite

Vũ khí quan trọng nhất là chiếc giáo khoảng 2.7 m gọi là doru. Mặc dù có nhiều ghi chép khác nhau về độ dài của nó, bây giờ thường người ta cho rằng nó khoảng 7 – 9 feet (~2.1 - ~2.7 m). Nó được cầm một tay, tay kia cầm khiên. Mũi giáo thường cong hình lá cây, cạnh giáo có một que nhọn gọi là sauroter, được dùng để cắm giáo trên mặt đất(cũng là lý do của tên gọi nó). Nó cũng dùng làm vũ khí thứ cấp nếu như mũi giáo bị cong, hoặc dùng cho những đơn vị bên cánh xử lý những kẻ thù đã gục ngã khi phalanx tiến tới. Hoplite dùng giáo dọc theo phía trên cánh tay hay phía dưới cánh tay vẫn là đề tài tranh cãi giữa các nhà sử học. Cầm dưới cánh tay thì yếu hơn nhưng dễ kiểm soát hơn, và ngược lại. Có vẻ như cả hai cách đều được dùng, tùy tình huống. Nếu chỉ huy ra lệnh tấn công, thì cầm trên cánh tay có vẻ dễ xuyên phá phòng thủ đối phương hơn. Cú đâm hướng đi lên dễ bị giáp đối phương làm chệch hướng vì lực đòn bẩy yếu hơn. Dù vậy, khi phòng thủ, cầm giáo dưới cánh tay có vẻ gây sốc lớn hơn, nó có thể được đặt nằm dài dưới vai để tăng tính ổn định. Cũng có nguồn cho rằng động tác tấn công khi đặt giáo trên cánh tay sẽ cho ra một sự kết hợp hiệu quả hơn giữa chiếc aspis và doru khi bức tường khiên đã bị đánh đổ, còn động tác tấn công khi đặt giáo dưới cánh tay sẽ hiệu quả hơn khi những chiếc khiên được nối dài thành một hàng. Các hoplite đứng trong những hàng phía sau hàng đầu tiên thì gần như chắc chắn là dùng giáo trên cánh tay khi đang chiến đấu. Những hoplite này khi không chiến đấu sẽ cầm giáo dưới cánh tay và nâng giáo lên với góc nâng càng về sau càng tăng. Chiến thuật này cho một sự phòng thủ tốt khi bị những đơn vị đánh xa tấn công, khi nó làm chệch hướng sức mạnh này.

Hoplite cũng mang một đoản kiếm gọi là xiphos. Đoản kiếm này sử dụng như vũ khí thứ cấp, chỉ dùng khi hàng giáo bị xuyên thủng, hoặc phalanx bỏ đội hình. Khi đối phương bỏ chạy, hoplite sẽ thả khiên và giáo, sau đó đuổi theo đối phương bằng đoản kiếm. Một bất lợi của xiphos là nó vô cùng nặng và không có tầm tấn công cao bằng phần lớn kiếm trong giai đoạn đó.

Vũ trang cho Phalangites

Sarissa là giáo sử dụng trong quân đội Macedonia cổ. Không biết được độ dài thực sự của sarissa, nhưng có lẽ nó dài gấp đôi doru. Như vậy nó ít nhất cũng 14 feet (~4.3m), nhưng 18 (~5.5m) có vẻ đúng như vậy hơn. (Cây xyston kỵ binh dài 12.5 feet (~3.8m). Độ dài rất lớn của chiếc giáo được cân bằng trọng lượng bời một đối trọng ở khoảng cuối cây giáo, cũng là thứ được dùng để giúp cây giáo cắm xuống đất. Vì độ dài rất lớn của nó, cân nặng và những sự cân bằng khác, cây sarissa được cầm hai tay. Như vậy, aspis không còn được sử dụng như một phương tiện phòng thủ hữu hiệu. Vì vậy, phalangites giữ một cái khiên pelte (những cái này thường được cung cấp cho lính đánh xa – peltasts) ở cẳng tay trái. Dù điều này làm giảm đi khả năng lập bức tường khiên, độ dài quá lớn của chiếc giáo ngăn chặn phần lớn kẻ thù tiến tới gần, khi mà giáo khoảng ba đến năm hàng đầu có thể được đưa ra trước hàng đầu tiên. Chiếc giáo được cầm ở dưới cánh tay, để chiếc khiên có thể tránh che mất tầm nhìn người lính nếu được cầm qua đầu. Cũng rất khó để tháo rồi sarissa ra thứ gì mà nó mắc vào (đất, khiên, hoặc lính đối phương), nếu nó bị đâm xuống dưới, vì độ dài của nó.

Dàn trận và chiến đấu

Cấu trúc phalanx và sức mạnh

Thành tố chiến đấu căn bản của quân đội Hy Lạp là stoichis hoặc stoichos (nghĩa là "hàng ngũ") hoặc enomotia (nghĩa là "lời thề") từ sức mạnh 16 đến 25 người, lãnh đạo bởi một decadarchos được hỗ trợ bởi một dimoerites và hai decasteroe(tức decasterous). Từ bốn đến tối đa 32 enomtiae (phụ thuộc vào thời kỳ hoặc vào thành bang) đã tạo nên một lochos được lãnh đạo bởi một lochagos, điều khiển khoảng ban đầu từ 100 hoplite đến tối đa 500 trong những đội quân Hy Lạp sau này. Một taxis (mora với người Sparta) là đội hình hoplite chuẩn lớn nhất từ 500 tới 1500 người, được điều khiển bởi một strategos(hay vị tướng). Toàn thể quân đội, với toàn bộ khoảng vài taxeis hoặc morae được lãnh đạo bởi hội đồng tướng lĩnh. Sau này, kẻ đứng đầu quân đội là polemarchos (democracies) khi mà chỉ một sự không đồng tình của người này đồng nghĩa với một sự phủ quyết tức strategos autocrator (liên minh độc tài) hay một vị vua (với vương quốc).

Mặt trước đội hình và chiều sâu

Các hoplite phalanx thường dàn với hàng ngũ khoảng 8 người hoặc sâu hơn; Phalanx Macedonia thường khoảng tối đa 16 người. Có một vài ngoại lệ nổi tiếng; ví dụ như, trong trận Leuctra và Mantinea, vị tướng người Thebes Epaninondas đã sắp xếp cánh trái phalanx thành một mũi rìu khoảng 50 hàng với hoplite tinh nhuệ nằm phía sau.

Độ sâu của phalanx, dù vậy, có thể thay đổi phụ thuộc vào nhu cầu, và kế hoạch của vị tướng. Khi mà phalanx đang di chuyển, một đội hình eis bathos (dàn trải) đã được sử dụng để tiến tới đơn giản hơn và giữ được trật tự đội hình. Đây cũng là đội hình chiến đấu ban đầu, nghĩa là, cho phép lính phe ta đi qua chỗ trống dù với mục đích tấn công hay rút lui. Trong trạng thái này, phalanx có độ sâu gấp đôi (tính cả chiều dài đất) hơn bình thường và mỗi hoplite phải giữ một độ dài khoảng 1.8 – 2m (6–7 ft). Khi bộ bình đối phương tiến tới, một sự rút lại nhanh chóng thành đội hình pykne (khăng khít) là cần thiết. Trong tình huống đó, khoảng cách các hàng sẽ rút lại một nửa (0.9-1m hoặc 3 ft về độ dài) và chiều sâu đội hình lại như cũ. Nhưng nếu phalanx bị thương tổn quá nặng, bị tấn công từ xa hoặc bị kỵ binh công kích trước mặt, một sự chuyển đổi tức thì thành đội hình synaspismos (cực kỳ khăng khít) là bắt buộc. Trong synaspismos, khoảng cách đội hình bằng một nửa ban đầu và khoảng cách giữa mỗi người vào khoảng 0.45 m (1.5 ft)

Những bước tiến hành

Vài bước tiến hành chiến tranh hoplite.

Ephodos: Hoplite dừng việc hát paeanes (bài ca chiến tranh) và tiến tới quân thù, từ từ nâng dần bước chân và tốc độ. Thời gian ngắn trước chiến tranh thật sự thì tiếng hét chiến tranh sẽ được tạo ra.

Krousis: Hai phalanx đối địch chạm nhau gần như ngay lập tức sau Ephodos trước hàng đầu. Promachoe (những người lính hàng đầu tiên) phải chín chắn cả về thể chất lẫn tinh thần để nắm chủ động và sống qua sự va chạm.

Doratismos: Lại lặp lại, những cú đâm giáo rất nhanh để phá vỡ đội hình đối phương.

Othismos: Về ngôn từ là "đẩy" sau khi giáo đã gãy gần hết, hoplite bắt đầu "đẩy" với những chiếc khiên lớn và sử dụng vũ khí thứ cấp, đoản kiếm. Đây có thể là giai đoạn dài nhất.

Pararrhexis: Hạ gục phalanx đối phương, đội hình đối phương vỡ nát và trận đánh kết thúc.

Chiến thuật

 
Phalanx chéo của Epaminondas ở trận Leuctra. Cánh quân mạnh bên trái tiến tới trong khi cánh quân yếu bên phải rút lui hoặc đứng yên tại chỗ. Khối lính đỏ biểu diễn lính tinh nhuệ trong mỗi đội hình.
 
Phalanx chéo của Epaminondas ở trận Leuctra chống lại Sparta, năm 371.BC

Lịch sử ban đầu của phalanx phổ biến là chiến tranh giữa các toán hoplite từ cuộc chiến giữa các thành bang. Kết quả thông thường thì khá giống nhau, những đội hình chai cứng đâm vào nhau cho tới khi một vỡ nát. Tiềm năng cao hơn của phalanx được chứng minh ở trận Marathon (490 TCN). Gặp một lực lượng lớn hơn rất nhiều của Darius I, quân Athens đã dàn mỏng phalanx và vì vậy kéo dài hàng đầu tiên ra, tránh bị đánh vào sườn. Dù vậy, dù một đội hình phalanx được giảm độ sâu chăng nữa cũng không thể dừng bước bộ binh trang bị nhẹ của Ba Tư. Sau khi đánh cho hai cánh Ba Tư phải bỏ chạy, hoplite cánh của Athens co sát lại và tiêu diệt lực lượng tinh nhuệ ở trung quân Ba Tư, và cuối cùng là một chiến thắng giòn giã của Athens. Xuyên suốt chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư đội hình hoplite phalanx đã được chứng minh là mạnh hơn bộ binh Ba Tư rất nhiều (như những trận Thermopylae hoặc Plataea).

Có lẽ ví dụ điển hình nhất của sự tiến hóa phalanx là cách tiến quân xiên, nổi tiếng nhất là trong trận Leuctra. Ở đó, tướng Epaminondas đã dàn mỏng cánh phải và trung quân phalanx, và đẩy sâu cánh trái tới 50 hàng. Như vậy, Epaminondas đã đảo ngược tiền lệ là cánh phải phalanx là mạnh nhất. Việc này cho phép quân Thebes tấn công cực mạnh quân tinh nhuệ Sparta ở cánh phải bên kia. Nghĩa là khi đó, trung quân và cánh phải Thebes càng lúc càng lùi dần, giữ cho những phần yếu này không bị tiêu diệt. Khi lính Sparta đã bỏ chạy ở cánh trái Thebes, thì những phần còn lại của đội hình Sparta cũng vỡ nát. Vì vậy bằng cách tập trung hóa sức mạnh tấn công của hoplite. Epaminondas đã hạ gục một kẻ thù tưởng như vô địch.

Vua Philip II của Macedonia đã bị bắt ở Thebes làm con tin vài năm, và đã chú ý tới cải cách của Epaminondas. Khi quay về quê nhà, ông đã dựng nên một lực lượng bộ binh cách mạng, đã thay đổi số phận của thế giới Hy Lạp. Phalangites của Pillip là lực lượng quân đội chuyên nghiệp đầu tiên ở Hy Lạp Cổ không kể đến Sparta. Họ được vũ trang giáo dài hơn và đâm sâu hơn và có chiến thuật và vận động tiến hóa, phức tạp hơn. Quan trọng hơn, phalanx của Phillip là lực lượng đa dạng, kết hợp rất nhiều lính đánh xa và kỵ binh, quan trọng nhất là kỵ binh Companion huyền thoại. Phalanx Macedonia bây giờ sử dụng để đâm trung quân đối phương, trong khi kỵ binh và bộ binh cơ động tấn công hai cánh đối phương. Nó có uy thế lớn hơn nhìêu so với những lực lượng tĩnh tại của Các Thành Bang Hy Lạp, điều này được thể hiện rõ trong trận Chaeronea, quân Phillip II đã tiêu diệt phalanx của liên minh Theban và Athens.

Điểm yếu

Hoplite phalanx yếu nhất khi gặp những lực lượng trang bị nhẹ hơn và linh hoạt hơn nếu không có những lực lượng hỗ trợ như vậy. Ví dụ như trận Lechaeum, một lực lượng Athens lãnh đạo bởi Iphicrate đã đánh cho một Sparta mora (một đơn vị khoảng 500 – 900 bộ binh nặng)tan tành. Quân Athens có sự cân bằng đáng kể giữa lính đánh xa nhẹ với javelin (lao) hoặc nỏ đã đánh gục những đợt tấn công liên hồi của Sparta, tạo ra sự hỗn loạn trong hàng ngũ Sparta và dĩ nhiên đã bỏ chạy khi thấy bộ binh nặng Athens cứu viện và định tấn công vào sườn họ bằng thủy quân.

Phalanx Macedonia cũng có điểm yếu tương tự với các hoplite trước. Về lý thuyết thì nó không thể bị đánh bại trước mặt nhưng hai cánh thì rất yếu, khi đã dàn trận rồi thì rất khó để bỏ trận hoặc để dàn trận lại để bị tấn công từ những hướng đó. Vì vậy, phalanx gặp một đội hình không phải phalangite thì cần được bảo vệ hai bên cánh, quân trang bị nhẹ hơn hoặc ít ra cũng là cơ động hơn, kỵ binh chẳng hạn. Điều này thể hiện rõ ở trận Magnesia, khi mà bộ binh hỗ trợ của Seleucid đã bị tiêu diệt thì phalanx không còn cách nào chống lại được bộ binh La Mã.

Phalanx Macedonia cũng có thể mất sự khăng khít khi di chuyển qua những địa hình xấu, như vậy có thể tạo ra khoảng trống giữa các khối quân, và cũng không tạo được một tiền quân chắc chắn. Trong tình thế này, trận Pydna chẳng hạn, phalanx trở nên rất dễ tiêu diệt bởi những đơn vị cơ động hơn, các century legion La Mã chẳng hạn, có thể né được giáo và tiến tới dàn trận đánh xáp lá cà với phalangites.

Cuối cùng, phần lớn các đội quân giống-phalanx thường thiếu hỗ trợ của những toán quân đằng sau tiền tuyến. Như vậy chỉ cần xuyên thủng tiền tuyến này hoặc tiêu diệt hai cánh quân thì bảo đảm thắng lợi (phanlanx sẽ được phòng thủ tốt hơn nếu đánh giáp chiến bằng kiếm khi bị áp sát, giống như lê dương La Mã phi giáo và chiến đấu bằng kiếm khi cần).

Suy tàn

Sự xuống dốc của diadochi và phalanx gắn chặt với sự thăng hoa của Roma và Legion La Mã, vào khoảng TK 3 TCN. La Mã đầu tiên bản thân họ cũng dùng đội hình phalanx, nhưng dần dần đã tiến tới chiến thuật linh hoạt hơn, với kết quả là Legion quen thuộc với chúng ta. Rome đã gần như chinh phục hoàn toàn tất cà những thành bang sau này của Macedonia, nhiều thành bang Hy Lạp và đồng minh. Những mảnh đất này đã sáp nhập vào Cộng Hòa La Mã, và khi những thành bang Hy Lạp đã không còn tồn tại, thì những đội quân thường dùng đội hình phalanx cũng thế. Sau đó, quân đội được phát triển ở những mảnh đất này của La Mã cũng được trang bị và chiến đấu trong hệ thống La Mã.

Vẫn còn vài câu hỏi là có phải phalanx đã thực sự lỗi thời vào cuối lịch sử của nó. Trong một vài những trận đánh lớn giữa Quân đội La Mã và phalanx HY Lạp, Pydna (168 TCN), Cynoscephalae (197 TCN) và Magnesia (190 TCN), phalanx đã chiến đấu khá tốt trước legion, ban đầu đã đẩy lui được bộ binh La Mã. Dù vậy, ở Cynoscephalae và Magnesia, thất bại trong việc phòng thủ các cánh của Phalanx đã dấn tới thất bại, còn trong trận Pydna, mất sự khăng khít trong đội hình Phalanx khi đuổi theo những lính La Mã bỏ chạy đã giúp lính La Mã đánh sâu vào đội hình phalanx, khi mà kỹ năng đánh xáp lá cà trở thành quyết định(tuy nhiên nếu như biết biến đổi phanlanx thì có thể phanlanx sẽ phát triển mạnh cả về thủ lẫn tấn công).

Những lực lượng mang giáo đã trở thành những thành tố quan trọng trong nhiều đội quân cho tới khi sự lên ngôi của hỏa khí, nhưng không chiến đấu theo cách của phalanx. Một sự so sánh rất có ý nghĩa là giữa phalanx và đội hình Trung Cổ pike. Dù vậy, về chiến thuật (tức là đội hình này chủ yếu sử dụng để giết kỵ binh) và về tổ chức, những lực lượng mang giáo sau này khác hẳn với phalanx Hy Lạp.

Tham khảo

  • Goldsworthy, Adrian: In the Name of Rome: The Men Who Won the Roman Empire (Orion,2003) ISBN 0-7538-1789-6
  • Goldsworthy, A. (1997) "The Othismos, Myths and Heresies: The Nature of Hoplite Battle", War In History 4/1, pp. 1–26
  • Hanson, V. (1989) "The Western Way of War" (Hodder & Stoughton)
  • Lazenby, J.F. "The Pelopennesian War - A Military Study", (2004) Routledge
  • Lendon, J.E., Soldiers & Ghosts: A History of Battle in Classical Antiquity, Yale University Press (2005), ISBN 0-300-11979-8, 9780300119794 Book Review
  • Wees, Hans van, (2004) Greek warfare:Myths and Realities (Duckworth Press)
  • Xenophon, (1986) Translated by George Cawkwell, The Persian Expedition (Penguin Classics)