Họ Chim nhiệt đới

(Đổi hướng từ Phaethontidae)

Họ Chim nhiệt đới (danh pháp khoa học: Phaethontidae) là một họ chim biển sinh sống ở vùng nhiệt đới. Họ này chỉ chứa 3 loài còn sinh tồn. Hiện tại, chúng được đặt trong bộ Phaethontiformes. Chúng là chim kích thước trung bình, đã thích nghi với kiểu sống trên mặt biển tương tự như cốc biển. Chim trưởng thành có các lông đuôi trung tâm dài, không có túi cổ họng và lỗ mũi bình thường. Chim non có lông tơ bao phủ.

Họ Chim nhiệt đới
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Phaethontiformes
Họ (familia)Phaethontidae
Brandt, 1840
Chi (genus)Phaethon
Linnaeus, 1758
Loài điển hình
Phaethon aethereus
Linnaeus, 1758
Loài
Danh pháp đồng nghĩa[1]
  • Leptophaethon Mathews 1913
  • Lepturus Moehring 1752 nom rej.
  • Lepturus Brisson 1760
  • Scaeophaethon Mathews 1913
  • Phoenicurus Bonaparte 1855 non Forster 1817
  • Tropicophilus Stephens 1826

Phân loại, hệ thống và tiến hóa

sửa

Theo truyền thống, chim nhiệt đới được gộp vào bộ Pelecaniformes, bao gồm các loài bồ nông, cốc, chim cổ rắn, chim điêncốc biển; trong phân loại Sibley-Ahlquist thì Pelecaniformes được hợp nhất cùng một số nhóm chim khác thành bộ "Ciconiiformes" lớn hơn. Gần đây người ta nhận ra rằng kiểu gộp nhóm này là rất cận ngành (bỏ qua các họ hàng gần hơn của các nhóm có quan hệ họ hàng xa của nó) và nó lại bị chia tách.

Nghiên cứu gần đây cũng gợi ý rằng Pelecaniformes như định nghĩa truyền thống cũng là cận ngành. Chim nhiệt đới và chim có quan hệ họ hàng trong họ Prophaethontidae tiền sử (bao gồm Lithoptila abdounensis (khoảng 58,7-55,8 Ma, thế Paleocen ở Morocco) và Prophaethon shrubsolei (khoảng 66,04-55,8 Ma, thế Paleocen ở Maryland)) được coi là thuộc một bộ khác biệt là Phaethontiformes, và bộ này không có quan hệ họ hàng gần với các nhóm chim còn sinh tồn nào khác. Một số nghiên cứu trong thập niên 2000 gợi ý về mối quan hệ họ hàng xa với bộ Procellariiformes[2][3], nhưng từ năm 2004 chúng đã từng được đặt trong Metaves, hay là trong một nhánh không có quan hệ họ hàng gần với Procellariiformes, theo các kết quả của các ngiên cứu phân tử gần nhất[4][5][6][7]

Bài báo của Jarvis năm 2014 xếp chim nhiệt đới vào nhánh có quan hệ họ hàng gần nhất với bộ Eurypygiformes, và hai nhánh này tại thành nhóm có quan hệ chị em với "thủy điểu phần lõi" (Aequornithes) và loại bỏ giả thuyết Metaves[8].

 
Chim nhiệt đới đuôi trắng ở Seychelles.

Trong phạm vi họ này thì chim nhiệt đới đuôi đỏ và chim nhiệt đới đuôi trắng là các họ hàng gần của nhau, và chim nhiệt đới mỏ đỏ là đơn vị phân loại chị-em của nhóm này.

PhaethusavisHeliadornis là các chi chim nhiệt đới tiền sử được miêu tả từ các hóa thạch.

Phát sinh chủng loài

sửa

Biểu đồ phát sinh chủng loài dưới đây vẽ theo các kết quả nghiên cứu của Jarvis E.D.. (2014)[8], Burleigh J.G.. (2014)[9]

 Ardeae 
 Phaethontimorphae 

Eurypygiformes

Phaethontiformes

 Aequornithes 

Gaviiformes

Austrodyptornithes

Procellariiformes

Sphenisciformes

Ciconiiformes

Suliformes

Pelecaniformes

Pelecanidae

Balaeniceps rex

Scopus umbretta

Threskiornithidae

Ardeidae

Các loài

sửa

Họ này có 1 chi và 3 loài còn sinh tồn.

  • Phaethon aethereus: Chim nhiệt đới mỏ đỏ (nhiệt đới Đại Tây Dương, đông Thái Bình Dương, tây Ấn Độ Dương). Danh lục chim Việt Nam của Võ Quý và Nguyễn Cử (1999 - Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội) ghi nhận loài này có tại Việt Nam với tên gọi "chim nhiệt đới" và tình trạng là chim bay lạc, không rõ độ phổ biến. Tuy nhiên, trừ Trung Quốc ra (với tên gọi nhiệt đái điểu, hồng chủy mông, đoản vĩ mông) thì các quốc gia khác trong khu vực xung quanh đều không ghi nhận sự hiện diện của loài này.
  • Phaethon rubricauda: Chim nhiệt đới đuôi đỏ (Ấn Độ Dương cùng trung và tây Thái Bình Dương nhiệt đới)
  • Phaethon lepturus: Chim nhiệt đới đuôi trắng (phổ biến rộng tại các vùng nước nhiệt đới, ngoại trừ tại đông Thái Bình Dương).

Chú thích

sửa
  1. ^ Part 7- Vertebrates. Collection of genus-group names in a systematic arrangement. 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ Mayr, G (2003). “The phylogenetic affinities of the Shoebill (Balaeniceps rex)”. Journal für Ornithologie. 144 (2): 157–175. doi:10.1007/bf02465644.
  3. ^ Bourdon, E. (2005). “Earliest African neornithine bird: A new species of Prophaethontidae (Aves) from the Paleocene of Morocco”. J. Vertebr. Paleontol. 25 (1): 157–170. doi:10.1671/0272-4634(2005)025[0157:eanban]2.0.co;2.
  4. ^ Fain, M.G.; Houde, P. (2004). “Parallel radiations in the primary clades of birds”. Evolution. 58 (11): 2558–73. doi:10.1554/04-235.
  5. ^ Ericson, G.P. (2006). “Diversification of Neoaves: integration of molecular sequence data and fossils”. Biol Lett. 2 (4): 543–547. doi:10.1098/rsbl.2006.0523.
  6. ^ Hackett, S. (2008). “A Phylogenomic Study of Birds Reveals Their Evolutionary History”. Science. 320 (5884): 1763–1768. doi:10.1126/science.1157704.
  7. ^ Naish, D. (2012). "Birds." Tr. 379-423 trong Brett-Surman M.K., Holtz T.R., Farlow J. O. (chủ biên), The Complete Dinosaur (Second Edition). Nhà in Đại học Indiana (Bloomington & Indianapolis).
  8. ^ a b Jarvis, Erich D. (2014). “Whole-genome analyses resolve early branches in the tree of life of modern birds”. Science. 346 (6215): 1320–1331. doi:10.1126/science.1253451.
  9. ^ Burleigh J.G., Kimball R. T., Braun E. L. (2014) Building the avian tree of life using a large-scale, sparse supermatrix. Mol. Phylogenet. Evol., 84:53–63, doi:10.1016/j.ympev.2014.12.003.

Tham khảo

sửa