Phật Tích là một thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam.

Phật Tích
Xã Phật Tích
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhBắc Ninh
HuyệnTiên Du
Địa lý
Tọa độ: 21°6′6″B 106°1′37″Đ / 21,10167°B 106,02694°Đ / 21.10167; 106.02694
Phật Tích trên bản đồ Việt Nam
Phật Tích
Phật Tích
Vị trí xã Phật Tích trên bản đồ Việt Nam
Diện tích5,44 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng5643 người[1]
Mật độ1037 người/km²
Dân tộcKinh
Khác
Mã hành chính09349[2]

Xã Phật Tích có diện tích 5,44 km², dân số năm 1999 là 5643 người,[1] mật độ dân số đạt 1037 người/km².

Địa lý

sửa

Phật Tích là xã nằm ở phía Nam huyện Tiên Du. Nét đặc trưng nổi bật nhất về địa lý là dạng địa hình của xã là dải đồi thấp cao không quá 70 mét xen kẽ với cánh đồng trũng thấp. Xã có vị trí:

Hành chính

sửa

Xã Phật Tích bao gồm các thôn: Cổ Miếu, Phúc Nghiêm, Phật Tích, Vĩnh Phú và Ngô Xá.

Giao thông

sửa

Các tuyến, hệ thống giao thông quan trọng trong xã:

  • Tỉnh lộ 276: đi Quốc lộ 1 ở thị trấn Lim, đi đò Chi (sông Đuống)...
  • Tỉnh lộ 287: đi khu công nghiệp Tiên Sơn, Hoàn Sơn, Đồng Xép, Quốc lộ 1.
  • Đường mới mở đi quốc lộ 38 (xã Tân Chi)
  • Hệ thống xe buýt: BN05.

Di tích

sửa

Chùa Phật Tích nằm trên đồi được xây dựng từ năm 1057. Di tích được xếp hạng cấp quốc gia 1962. Ngoài giá trị về văn hóa, lịch sử chùa còn là nơi có cảnh đẹp, từ trên đỉnh đồi nơi có tượng Phật (mới có) được coi là lớn nhất Đông Nam Á có thể phóng tầm mắt để chiêm ngưỡng vùng đồng bằng trù phú đến xa xăm. Hàng năm nhất là dịp đầu xuân, rất nhiều khách thập phương về đây hành hương và chiêm ngưỡng cảnh chùa.

Đình Phúc Nghiêm ở xã Phật Tích là nơi thờ Nguyễn Thủ Tiệp, một tướng trong thời loạn 12 sứ quân.[3]

Kinh tế

sửa

Xã Phật Tích sinh sống bằng nghề trồng lúa, chăn nuôi lợn gà, gia cầm. Mảng tiểu thủ công nghiệp hầu như không có gì nổi bật. Khoảng 2010 trở lại đây lao động trẻ đến làm việc tại các khu công nghiệp như: Vsip, Tiên Sơn, Hoàn Sơn... Các khu công nghiệp này đã giải quyết việc làm cho một số lượng lao động trẻ rất lớn của xã. Bộ mặt nông thôn trong xã thay đổi tích cực.

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Thôn Phúc Nghiêm 福 嚴, xã Trùng Quang 重 光: 8 tr., do Nguyễn Bính soạn năm 1572, về sự tích Tiệp Công 捷 公 (Đương Cảnh Thành Hoàng... Đại Vương 當 境 城 隍... 大 王) thời 12 Sứ quân.

Tham khảo

sửa