Phạm Vân Anh

nhà biên kịch, dịch giả hiện sinh sống và làm việc tại Việt Nam

Phạm Vân Anh (sinh năm 1980) là nhà văn, nhà biên kịch, dịch giả hiện sinh sống và làm việc tại Việt Nam.[1]

Phạm Vân Anh
Sinh1980
Hải Phòng
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
Giáo dụcThạc sĩ Chính trị học
Chủ đềNhà văn quân đội
Tác phẩm nổi bậtTrường ca "Sa mộc"; tiểu thuyết "Biên khu Việt Quế" Bút ký "Theo dấu phù sa"
Giải thưởng nổi bậtDanh sách

Bà hiện là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Chi hội phó Chi hội Nhà văn Quân đội, Phó Giám đốc Điện ảnh - Truyền hình Biên phòng (Cục Chính trị Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng),[2] thành viên Nhóm dịch giả nữ Hà Nội.[3]

Đầu đời

sửa

Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh sinh năm 1980 tại Hải Phòng; Trình độ Cử nhân Tiếng Anh, Thạc sỹ Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Bà hiện là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Chi hội phó Chi hội Nhà văn Quân đội, Phó Giám đốc Điện ảnh - Truyền hình Biên phòng, thành viên Nhóm dịch giả nữ Hà Nội.

Sự nghiệp

sửa

Bà đã có 14 tác phẩm văn học được ấn hành và được trao nhiều giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam cùng nhiều tác phẩm báo chí được trao giải thưởng Báo chí quốc gia, Giải báo chí "Vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc", Giải thưởng của Liên hoan truyền hình toàn quốc, Giải thưởng báo chí Khu vực châu Á Thái Bình Dương về "Trao quyền cho phụ nữ", Giải thưởng Lớn của Hiệp hội Nhà báo Hàn Quốc...

Tác giả kịch bản và đồng đạo diễn loạt phim tài liệu lịch sử 30 tập "Những trang sử biên thùy" [4] do Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất và loạt phim tài liệu 16 tập "Những người anh em trong lòng dân tộc" [5] do Kênh Truyền hình Công an nhân dân sản xuất.

Tác giả kịch bản, đạo diễn các chương trình giao lưu chính trị - nghệ thuật truyền hình trực tiếp thường niên như "Biên cương thắm tình hữu nghị" [6] phát trên VTV1; "Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc" [7], "Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn" phát trên Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam; "Sao Độc lập" phát trên VTV2, "Mãi mãi niềm tin theo Đảng" phát trên VTV1; "Điểm tựa của bản làng" [8] phát trên Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, "Giao lưu biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia" [9] phát trên Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam,...

Bà tham gia sáng lập nhóm thiện nguyện "Biên cương trong tôi" [10] và nhận đỡ đầu 6 em học sinh mồ côi ở khu vực biên giới các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Phước trong chương trình "Nâng bước em tới trường"; tình nguyện viên của Dự án "Sách nói cho người khiếm thị"...

Tác phẩm

sửa

Văn học

sửa

Nghiên cứu

sửa

Âm nhạc

sửa
  • Quốc hội sáng ngời niềm tin - Nhạc Vũ Đức Tạo, lời thơ Phạm Vân Anh [21]
  • Mê Kông kỷ nguyên mới - Nhạc Tuấn Anh, lời thơ Phạm Vân Anh [22]
  • Biên cương hữu nghị - Nhạc Tuấn Anh, lời thơ Phạm Vân Anh
  • Tiếng hát từ cột mốc ba biên - Nhạc Tuấn Anh, lời thơ Phạm Vân Anh [23]
  • Những người trai đi trong lòng biển - Nhạc Tuấn Anh, lời thơ Phạm Vân Anh [24]
  • Cô Tô thành phố giữa trùng khơi - Nhạc Tuấn Anh, lời thơ Phạm Vân Anh
  • Những ngôi sao đại dương - Nhạc Tuấn Anh, lời thơ Phạm Vân Anh
  • Biên cương gửi nhớ - Nhạc Xuân Đại, lời thơ Phạm Vân Anh [25]
  • Người cán bộ tăng cường - Nhạc Xuân Đại, lời thơ Phạm Vân Anh
  • Duyên xuân - Nhạc và lời Phạm Vân Anh
  • Mênh mang Bái Tử Long - Nhạc và lời Phạm Vân Anh
  • Một nét ca trù - Nhạc và lời Phạm Vân Anh
  • Trên sóng hát một mình - Nhạc và lời Phạm Vân Anh
  • Đêm Quy Nhơn - Nhạc Phạm Vân Anh, lời thơ Trần Tựu
  • Mạch nguồn - Nhạc Đức Trịnh, lời thơ Phạm Vân Anh
  • Khước xuân - Nhạc Tuấn Anh, lời thơ Phạm Vân Anh
  • Ru tình - Nhạc Phạm Vân Anh, lời thơ Đỗ Mai Hòa
  • Tiếng gọi biên cương - Tác giả kịch bản âm nhạc
  • Khát vọng đỏ - Chuyển thể kịch bản nhạc kịch và lời hát.

Giải thưởng

sửa
  1. Giải Nhất, Cuộc thi ca khúc 70 năm Quốc hội do Quốc hội Việt Nam trao tặng năm 2015 cho tác phẩm "Quốc hội sáng ngời niềm tin" (nhạc Vũ Đức Tạo - lời Phạm Vân Anh).[26]
  2. Giải thưởng báo chí "Trao quyền cho phụ nữ" năm 2015 khu vực Châu Á Thái Bình Dương do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức.[27]
  3. Giải thưởng "Nét đẹp phụ nữ thủ đô" năm 2021 Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thành phố Hà Nội trao tặng.[28]
  4. Giải thưởng Vừ A Dính lần thứ XIII năm 2021-2022 của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh năm 2022.[29]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “NHÀ THƠ PHẠM VÂN ANH”.
  2. ^ “THIẾU TÁ, NHÀ VĂN PHẠM VÂN ANH”. www.congluan.vn. 30 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2022.
  3. ^ cand.com.vn. “NHÓM DỊCH GIẢ NỮ HÀ NỘI”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2022.
  4. ^ “NHỮNG TRANG SỬ BIÊN THÙY”.
  5. ^ “NHỮNG NGƯỜI ANH EM TRONG LÒNG DÂN TỘC”.
  6. ^ “BIÊN CƯƠNG THẮM TÌNH HỮU NGHỊ LẦN 3/2018”.
  7. ^ “GIAO LƯU HỮU NGHỊ QUỐC PHÒNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC”.
  8. ^ “CHƯƠNG TRÌNH "ĐIỂM TỰA CỦA BẢN LÀNG".
  9. ^ “CHUNG DÒNG SÊ PÔN”.
  10. ^ “NHÓM BIÊN CƯƠNG TRONG TÔI”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2022.
  11. ^ “TÔI CHÀO TÔI”.
  12. ^ “GÓC”.
  13. ^ “NGÓN HOA”.
  14. ^ “KHÚC QUÂN HÀNH LẶNG LẼ”.
  15. ^ “SA MỘC”.
  16. ^ “ĐƯỜNG BIÊN CƯƠNG DỆT MÙA XUÂN”.
  17. ^ “NHỮNG NGƯỜI PHẤT CỜ HỒNG”.
  18. ^ "BINH PHÁP" CHỐNG DỊCH”.
  19. ^ “THEO DÁU PHÙ SA”.
  20. ^ “SA MỘC”.
  21. ^ “QUỐC HỘI SANG NGỜI NIỀM TIN”.
  22. ^ “MÊ KÔNG KỶ NGUYÊN MỚI”.
  23. ^ “TIẾNG HÁT TỪ MỐC BA BIÊN”.
  24. ^ “NHỮNG NGƯỜI TRAI ĐI TRONG LÒNG BIỂN”.
  25. ^ “BIÊN CƯƠNG GỬI NHỚ”.
  26. ^ “QUỐC HỘI SÁNG NGỜI NIỀM TIN”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2022.
  27. ^ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI TRÊN BIỂN TÂY”.
  28. ^ “CÔNG TÁC THIỆN NGUYỆN”.
  29. ^ “GIẢI THƯỞNG VỪ A DINH”.

Đọc thêm

sửa