Phạm Toàn
Phạm Toàn (1932 – 26 tháng 6 năm 2019[1]) là một nhà giáo, nhà văn và dịch giả người Việt Nam.[2].
Phạm Toàn | |
---|---|
Sinh | 1932 Đông Anh, Hà Nội |
Mất | (87 tuổi) |
Nghề nghiệp | Nhà giáo, nhà văn, dịch giả |
Nổi tiếng vì | Đồng sáng lập Bauxite Việt Nam |
Ông được biết tới nhờ những hoạt động chính trị và các cống hiến trong lĩnh vực giáo dục. Vào năm 2009, ông cùng với giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Giáo sư Nguyễn Thế Hùng, thành lập ra trang mạng Bauxite Việt Nam để phản đối khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Ông cùng với Giáo sư Ngô Bảo Châu, và Giáo sư toán học Vũ Hà Văn, mở một trang mạng giáo dục với tên là Học thế nào chính thức hoạt động vào ngày 1 tháng 5 năm 2013 với kỳ vọng đóng góp vào việc tìm ra phương hướng giải quyết các vấn đề của giáo dục Việt Nam.[3]
Tiểu sử
sửaPhạm Toàn sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, đến năm 1946 ông đi bộ đội.[2] Cuối năm 1951 ông được cho phép đi học sư phạm cao đẳng. Được giải văn xuôi 1952 ở trường Sư phạm, với tên là Châu Diên, nhại phát âm tiếng Tàu của "Hút thuốc lá" (抽煙).[2]. Ông cũng được giải thưởng truyện ngắn (2 lần đoạt hạng nhì năm 1959, và giải khuyến khích năm 1962).
Ông đi thực tế học tập người lao động ở Đoàn địa chất 32 (từ 1962–1964), và Nhà máy xi măng Hải Phòng (1964–1966).
Sau đó ông nghiên cứu giáo dục tiểu học từ 1967 cho đến khi qua đời.
Tháng 4/2009, ông cùng GS Nguyễn Huệ Chi, GS.TS Nguyễn Thế Hùng khởi xướng trang mạng Bauxite Việt Nam để bày tỏ quan điểm về dự án bauxite Tây Nguyên cũng như các vấn đề chính trị, xã hội khác.
Ông cùng những người tâm huyết lập ra Nhóm làm sách Cánh Buồm: xây dựng bộ sách 36 cuốn cho 6 lớp tiểu học, nhằm cải cách giáo dục phổ thông xuống còn 10 năm học.[4]
Nhà giáo Phạm Toàn qua đời ngày 26 tháng 6 năm 2019.[5]
Nhận xét
sửa- Nhà giáo Vũ Thế Khôi, Trưởng nam của cụ Vũ Đình Hòe (Bộ trưởng đầu tiên Bộ Quốc gia giáo dục Việt Nam):
“ | Nhà giáo Phạm Toàn không bao giờ dạy đối phó và nói dối. Bao giờ tất cả xã hội thấy không thể học được theo lối cũ nữa thì sẽ thay đổi và học theo sách Cánh Buồm. Các bậc phụ huynh nên dạy thêm sách của Cánh buồm cho con tại nhà. Tôi đã dạy thêm cho cháu nội, và thấy cháu có rất nhiều sáng tạo bất ngờ, vốn từ vựng cũng phong phú hơn. Ví dụ có lần cháu hỏi tôi: Có bệnh hiểm nghèo thì có bệnh hiểm giàu không hả ông?[6] | ” |
Thư mục
sửa- Đã cho in 2 tập truyện ngắn: "Mái nhà ấm" (Văn học, 1959) "Con nhện vàng" (Thanh niên, 1962)
- Sách giáo khoa như: Phạm Toàn, Nghề dạy văn, 1991, Công nghệ dạy văn, 2000, Un bref apercu non-impartial sur l’education au Vietnam, Đại học Rennes 2 Pháp, 1967 và nhiều sách giáo khoa thực nghiệm hệ thống phương pháp mới.
- Sách dịch: Châu Diên, Chín mươi ba (V. Hugo) Văn học, H. 1982, 1995, Bay đêm (St-Ex), Văn học, H. 1986, Nhà tiên tri, Con trai của người, Vẻ đẹp đời (Kh. Gibral), Văn học, H, 1992, Sư tử (J. Kessel), Văn học, H, 1987, Cô chủ quán (K. Goldoni), Văn học, H. 1983, Ruồi (J. P. Sartre), Văn học, 1985
- Viết văn trở lại năm 2003, tiểu thuyết Người Sông Mê, Hội Nhà Văn, H. 2003 – in 2 lần), tái bản 2005.
Chú thích
sửa- ^ “Nhà giáo Phạm Toàn - nhà văn Châu Diên đã giong cánh buồm đi xa”. Tuổi Trẻ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2019. Truy cập 26 tháng 6 năm 2019.
- ^ a b c “Phạm Toàn”. 26 tháng 2 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2014.
- ^ “GS Ngô Bảo Châu, GS Vũ Hà Văn, nhà giáo Phạm Toàn mở trang giáo dục”. giaoduc.net. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2014.
- ^ “GS Ngô Bảo Châu, GS Vũ Hà Văn, nhà giáo Phạm Toàn mở trang giáo dục”. giaoduc.net. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2014.
- ^ “Ông Phạm Toàn, đồng sáng lập trang Bauxite VN, qua đời”. BBC News. Truy cập 26 tháng 6 năm 2019.
- ^ “Phạm Toàn (1932 -)”. 2 tháng 6 năm 2011.