Phạm Đức Nhân (sinh ngày 24 tháng 10 năm 1954) là một nhạc sĩ Chuyên ngành sáng tác, chủ yếu là nghệ thuật chèo. Ông cũng là Trưởng khoa Âm nhạc Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.[1]

Nghệ sĩ nhân dân
Hạnh Nhân
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Phạm Đức Nhân
Ngày sinh
24 tháng 10, 1954 (70 tuổi)
Nơi sinh
Yên Khánh, Ninh Bình
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
  • Diễn viên sân khấu
  • Nhạc sĩ
  • Nhạc trưởng
  • Giảng viên
Gia đình
Cha mẹ
Phạm Quang Thảo
Đào tạoTrường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội
Lĩnh vựcChèo
Danh hiệuNghệ sĩ Nhân dân (2019)
Sự nghiệp nghệ thuật
Năm hoạt động1991  – nay

Tiểu sử

sửa

Hạnh Nhân, sinh ngày 24 tháng 10 năm 1954, quê ở Khánh Cường, Yên Khánh, Ninh Bình. Quê hương ông là một trong những cái nôi của nghệ thuật chèo Ninh Bình.[2]

Hạnh Nhân là con trai của nghệ nhân Phạm Quang Thảo (tức Phạm Nghệ) hay Cả Nghệ, là một trong những người đầu tiên xây dựng nên Đoàn chèo Sông Vân. Nghệ sĩ chèo Lý Thanh Kha (Nhà hát Chèo Ninh Bình) cho biết: “Cụ Cả Nghệ từ xưa đã rất nổi tiếng, người ta thường nhắc tới cụ Nghệ và so sánh với hai gương mặt cùng thời là nghệ sĩ Tự Lô (Gia Trung), Năm Ngũ (Hà Nội).[3] Em trai ông là Phạm Tuấn Dũng cũng là nhạc sĩ kỳ cựu của Nhà hát Chèo Ninh Bình.

Ông tốt nghiệp Đại học Sáng tác - Chỉ huy dàn nhạc tại Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội năm 1991. Năm 1992, là Nhạc trưởng Đoàn Tổng cục Hậu cần, sau ông xuất ngũ hồi hương về công tác tại đoàn chèo Sông Vân, đoàn chèo Hà Nam Ninh, đoàn chèo Hà Nội. Năm 2003, ông là Phó trưởng khoa Âm nhạc Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Ông đến với âm nhạc khởi đầu bằng tân nhạc nhưng có duyên với nhạc chèo. Tại liên hoan sân khấu chèo toàn quốc tại Thái Bình năm 2011, nhạc sĩ là người viết nhạc cho 7/16 vở tham dự.

Với làng chèo Ninh Bình, nhạc sĩ Hạnh Nhân luôn dành sự mến trọng đặc biệt, Trong số trên dưới ba trăm vở mà ông từng viết nhạc, Hạnh Nhân dành tâm huyết đặc biệt cho những vở viết cho đoàn chèo quê hương như: Tấm áo bào hoàng đế, Nỗi oan người trở về, Chuyện tình người và đất, Em về đâu, Linh khí Hoa Lư, Tiếng hát đại ngàn…

Thành tích

sửa
  • Từ năm 1991 đến 2009, ông là tác giả âm nhạc của 180 vở kịch - chèo - ca múa - ca khúc, đã đạt 3 Huy chương Vàng âm nhạc cho các vở diễn sân khấu chuyên nghiệp (1995-1997) và Giải âm nhạc xuất sắc Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp (1996).[4]
  • Hội diễn sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2009, Nhạc sĩ Hạnh Nhân đoạt giải Nhạc sĩ xuất sắc nhất với vở “Mỹ nhân và Anh hùng”.
  • Tại Hội diễn sân khấu chèo chuyên nghiệp toàn quốc năm 2009 ở Quảng Ninh, duy nhất giải thưởng nhạc sĩ xuất sắc đã thuộc về nhạc sĩ Hạnh Nhân với vở Hùng ca Bạch Đằng giang của Đoàn NT Chèo Tổng cục Hậu cần.[5]
  • Tại Cuộc thi Nghệ thuật sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2016 diễn ra ở Ninh Bình, Giải nhạc sĩ xuất sắc nhất được trao cho nhạc sĩ Hạnh Nhân trong vở Không phải là vụ án của Nhà hát Chèo Nam Định.[6]

Các tác phẩm

sửa
  • Bàn tay mùa thu: (1993),
  • Phượng mùa thu: 1993),
  • Mưa bay mùa xuân, Vấn vương Quan họ, Đồng đội, Dòng sông quê hương, Không phải điều vô tình, Về quê mẹ.

Chú thích

sửa
  1. ^ “Nhạc sĩ, NSƯT Hạnh Nhân: Người đã hết cô đơn!”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2016.
  2. ^ Nhạc sĩ Hạnh Nhân và nỗi niềm trăn trở với nhạc chèo
  3. ^ Một gia đình ba đời gắn bó với cổ nhạc
  4. ^ “Tiểu sử Phạm Đức Nhân - NSUT Hạnh Nhân”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2016.
  5. ^ Hội diễn sân khấu chèo toàn quốc 2009: Quá mới, chèo sẽ trở nên xa lạ
  6. ^ Chèo Hà Nội giành nhiều “Vàng”