Phương trình Ramanujan–Nagell
Trong toán học, đặc biệt là trong nhánh lý thuyết số, phương trình Ramanujan–Nagell là phương trình giữa một số chính phương và một số kém hơn 7 so với lũy thừa của 2. Nó là 1 trong những ví dụ về phương trình Đi-ô-phăng bao gồm số mũ, phương trình giải với nghiệm nguyên trong đó biến nằm trong số mũ.
Phương trình được đặt tên theo hai nhà toán học, Srinivasa Ramanujan là người đặt ra giả thuyết phương trình trên chỉ có 5 nghiệm nguyên và Trygve Nagell là người chứng minh giả thuyết đó. Từ phương trình nay ta cũng chứng minh được không tồn tại mã nhị phân hoàn hảo với khoảng cách Hamming tối thiểu bằng 5 hoặc 6.
Phương trình và đáp án
sửaPhương trình được viết như sau
và nghiệm tự nhiên n và x chỉ tồn tại khi n = 3, 4, 5, 7 và 15 (dãy số A060728 trong bảng OEIS).
Giả thuyết trên lần đầu được đưa ra vào năm 1913 bởi nhà toán học người Ấn Độ Srinivasa Ramanujan, đề xuất độc lập trong 1943 bởi nhà toán học Na Uy Wilhelm Ljunggren, và được chứng minh trong 1948 bởi nhà toán học Na Uy Trygve Nagell. Các giá trị của x tương ứng với các giá trị n ở trên là:-
Số Mersenne tam giác
sửaBài toán tìm tất cả các số dưới dạng 2b − 1 (số Mersenne) đồng thời là số tam giác tương đương với:
Dễ thấy giá trị b bằng n − 3, và các số Mersenne tương ứng (cũng được gọi là số Ramanujan–Nagell) là:
với x = 1, 3, 5, 11 và 181, cho 0, 1, 3, 15, 4095 (dãy số A076046 trong bảng OEIS).
Phương trình dưới dạng Ramanujan–Nagell
sửaPhương trình có dạng sau
với D, A , B cố định và x, n làm biến được coi là thuộc dạng Ramanujan–Nagell. Kết quả Siegel[2] cho rằng số nghiệm cho mỗi trường hợp là hữu hạn.[3] Bằng cách biểu diễn với và với , phương trình dưới dạng Ramanujan–Nagell có thể rút gọn thành 3 đường cong Mordell (đánh thứ tự bởi ), mỗi đường có hữu hạn số nghiệm nguyên:
- ,
- ,
- .
Phương trình với có tối đa hai nghiệm, chỉ trừ trường hợp tương ứng với phương trình Ramanujan–Nagell gốc. Có vô số giá trị D sao cho phương trình chỉ có hai nghiệm, kể cả .[1]
Phương trình dưới dạng Lebesgue–Nagell
sửaPhương trình viết dưới dạng
với D, A cố định và x, y, n làm biến được gọi là thuộc dạng Lebesgue–Nagell. Tên dạng được đặt tên theo Victor-Amédée Lebesgue, người chứng minh rằng phương trình
không có nghiệm không tầm thường.[4]
Kết quả của Shorey và Tijdeman[5] cho rằng mỗi trường hợp có hữu hạn số nghiệm.[6] Bugeaud, Mignotte và Siksek[7] giải các phương trình dạng này với A = 1 và 1 ≤ D ≤ 100. Trong đó, phương trình tổng quát của phương trình Ramanujan–Nagell:
có nghiệm nguyên dương khi x = 1, 3, 5, 11, hoặc 181.
Xem thêm
sửaChú thích
sửa- ^ a b Saradha & Srinivasan 2008, tr. 208.
- ^ Siegel 1929.
- ^ Saradha & Srinivasan 2008, tr. 207.
- ^ Lebesgue 1850.
- ^ Shorey & Tijdeman 1986.
- ^ Saradha & Srinivasan 2008, tr. 211.
- ^ Bugeaud, Mignotte & Siksek 2006.
Tham khảo
sửa- Bugeaud, Y.; Mignotte, M.; Siksek, S. (2006). “Classical and modular approaches to exponential Diophantine equations II. The Lebesgue–Nagell equation”. Compositio Mathematica. 142: 31–62. arXiv:math/0405220. doi:10.1112/S0010437X05001739. S2CID 18534268.
- Lebesgue (1850). “Sur l'impossibilité, en nombres entiers, de l'équation xm = y2 + 1”. Nouv. Ann. Math. Série 1. 9: 178–181.
- Ljunggren, W. (1943). “Oppgave nr 2”. Norsk Mat. Tidsskr. 25: 29.
- Nagell, T. (1948). “Løsning till oppgave nr 2”. Norsk Mat. Tidsskr. 30: 62–64.
- Nagell, T. (1961). “The Diophantine equation x2 + 7 = 2n”. Ark. Mat. 30 (2–3): 185–187. Bibcode:1961ArM.....4..185N. doi:10.1007/BF02592006.
- Ramanujan, S. (1913). “Question 464”. J. Indian Math. Soc. 5: 130.
- Saradha, N.; Srinivasan, Anitha (2008). “Generalized Lebesgue–Ramanujan–Nagell equations”. Trong Saradha, N. (biên tập). Diophantine Equations. Narosa. tr. 207–223. ISBN 978-81-7319-898-4.
- Shorey, T. N.; Tijdeman, R. (1986). Exponential Diophantine equations. Cambridge Tracts in Mathematics. 87. Cambridge University Press. tr. 137–138. ISBN 0-521-26826-5. Zbl 0606.10011.
- Siegel, C. L. (1929). “Uber einige Anwendungen Diophantischer Approximationen”. Abh. Preuss. Akad. Wiss. Phys. Math. Kl. 1: 41–69.
Liên kết ngoài
sửa- “Values of X corresponding to N in the Ramanujan–Nagell Equation”. Wolfram MathWorld. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2012.
- Can N2 + N + 2 Be A Power Of 2?, Math Forum discussion