Phú Thạnh, Phú Tân (An Giang)
Phú Thạnh là một xã thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, Việt Nam.
Phú Thạnh
|
|||
---|---|---|---|
Xã | |||
Xã Phú Thạnh | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Tỉnh | An Giang | ||
Huyện | Phú Tân | ||
Trụ sở UBND | Ấp Phú Cường A | ||
Thành lập | 1979[1] | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°41′26″B 105°17′4″Đ / 10,69056°B 105,28444°Đ | |||
| |||
Diện tích | 27,35 km² | ||
Dân số (2019) | |||
Tổng cộng | 11.746 người[2] | ||
Mật độ | 429 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 30427[3] | ||
Địa lý
sửaXã Phú Thạnh nằm ở phía đông huyện Phú Tân, bên hữu ngạn sông Tiền, có vị trí địa lý:[1]
- Phía đông giáp thị trấn Chợ Vàm
- Phía nam giáp xã Phú An, Phú Xuân
- Phía bắc giáp Phú Thạnh và tỉnh Đồng Tháp
- Phía tây giáp xã Phú Thành.
Xã Phú Thạnh có diện tích 27,35 km², dân số năm 2019 là 11.746 người,[2] mật độ dân số đạt 429 người/km².
Hành chính
sửaXã Phú Thạnh được chia thành 6 ấp:
- Gò Ba Gia
- Phú Cường A
- Phú Cường B
- Phú Đức A
- Phú Đức B
- Phú Lộc
Xã Phú Thạnh với 6 ấp chia nhỏ thành 64 tổ tự quản.[4]
Lịch sử
sửaNgày 25 tháng 4 năm 1979, xã Phú Thạnh thành lập khi được tách ra từ xã Phú Lâm.[5] Phú Thạnh ban đầu chỉ là một ấp đã trở thành một xã.[1] Khi mới thành lập xã gồm 3 ấp Phú Cường, Phú Đức và Phú Lộc.[4]
Năm 1996, xã thành lập ấp Gò Ba Gia (tách một phần ấp Phú Lộc và ấp Phú Đức).[4]
Năm 2005, xã tách ấp Phú Cường thành ấp Phú Cường A và ấp Cường Đức B; và tách ấp Phú Đức thành ấp Phú Đức A và ấp Phú Đức B.[4]
Kinh tế - xã hội
sửaKinh tế trong xã chủ yếu là nông nghiệp, chiếm 80% giá trị kinh tế. Nông nghiệp chủ yếu là ruộng lúa, ngoài ra còn nhiều hình thức sản xuất khác ngày càng phát triển. Như mô hình sản xuất đa canh ứng dụng công nghệ cao; mô hình nhà màng trồng dưa lưới; mô hình nuôi lươn sinh sản; mô hình trồng nấm bào ngư của nhiều hộ nông dân. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp khoảng 2.263 ha; ao hầm nuôi thủy sản 13,74 ha; hoa màu 12 ha, cây lâu năm 27,5 ha; cây ăn trái 32,7 ha.[6]
Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Phú Thạnh thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 HTX Đức Lộc, Phú Cường và Trường Thạnh vào năm 2005, phát triển 2 loại hình dịch vụ chính là bơm tưới và sấy nông sản. Năm 2018, HTX có 296 thành viên, phục vụ sản xuất 1.646 ha ruộng lúa.[7] Đến đầu 2022, HTX có 389 thành viên, vốn điều lệ đạt 3 tỷ đồng, tổng nguồn vốn hoạt động 11 tỷ 600 triệu đồng. HTX đang hoạt động với 14 loại hình dịch vụ bao gồm: nạo vét bằng cơ giới, cung ứng vật tư nông nghiệp, dịch vụ cày xới, sản xuất lúa nếp theo hướng an toàn, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa nếp,[8] cung ứng vật tư nông nghiệp, kinh doanh giống, dịch vụ bơm tưới, tiêu, dịch vụ thu gom rơm, dịch vụ tín dụng nội bộ,...[9] Việc sản xuất lúa hướng đến áp dụng mô hình sản xuất "Cánh đồng lớn" và nông nghiệp cũng diễn ra quá trình chuyển đổi cây trồng, sản xuất lúa chuyển sang trồng bưởi da xanh ở một số khu vực.[9]
Ngày 23 tháng 6 năm 2020, xã đạt chuẩn nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người 47 triệu VND/năm. Tỉ lệ hộ nghèo là 1,55%. Toàn bộ đường liên ấp đều được đổ nhựa hoặc bê tông.[10]
Ngày 16 tháng 7 năm 2023, chính quyền địa phương đã tổ chức hoạt động trồng 1.000 cây bạch đàn dọc theo bờ tây kênh k16, hưởng ứng chương trình "Vì một Việt Nam xanh" giai đoạn 2022 - 2025.[11]
Chú thích
sửa- ^ a b c “Quyết định 181/1979/QĐ-CP”. Thư Viện Pháp Luật. ngày 25 tháng 4 năm 1979. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2023.
- ^ a b “Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2019”. Cục Thống kê tỉnh An Giang.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ a b c d “Giới thiệu chung”. Trang tin Ủy ban Nhân dân xã Phú Thạnh. ngày 19 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2023.
- ^ Nguyễn Đình Tư 2008, tr. 825.
- ^ Đức Toàn (ngày 23 tháng 3 năm 2022). “Nông dân Phú Thạnh thi đua sản xuất giỏi”. An Giang Online. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2023.
- ^ Nhật Minh (ngày 12 tháng 10 năm 2018). “HTX Phú Thạnh đi đầu trong đổi mới, sáng tạo”. Tạp chí điện tử Kinh Doanh. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2023.
- ^ Lê Giàu (ngày 28 tháng 2 năm 2022). “Liên minh hợp tác xã Việt Nam thăm và làm việc với hợp tác xã nông nghiệp Phú Thạnh huyện Phú Tân”. Cổng thông tin điện tử huyện An Giang. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2023.
- ^ a b Ngô Chuẩn (ngày 18 tháng 6 năm 2019). “Cách làm hay của Hợp tác xã nông nghiệp Phú Thạnh”. An Giang Online. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2023.
- ^ Kim Sang (ngày 23 tháng 6 năm 2020). “Lễ công bố quyết định xã Phú Thạnh đạt chuẩn nông thôn mới”. Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh An Giang. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2023.
- ^ “XÃ ĐOÀN PHÚ THẠNH KẾT HỢP HLHTN VÀ HỘI CCB RA QUÂN TRỒNG CÂY XANH”. Trang tin Ủy ban Nhân dân xã Phú Thạnh. ngày 18 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2023.
Sách
sửa- Nguyễn Đình Tư (2008). Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Xem thêm
sửa- “HTX nông nghiệp Phú Thạnh: thực hiện chuỗi giá trị nông sản bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới”. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. ngày 29 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2023.