Phù Đổng (xã)

xã thuộc Gia Lâm

Phù Đổng là một thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Phù Đổng
Xã Phù Đổng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
Thành phốHà Nội
HuyệnGia Lâm
Địa lý
Tọa độ: 21°3′25″B 105°57′46″Đ / 21,05694°B 105,96278°Đ / 21.05694; 105.96278
Phù Đổng trên bản đồ Hà Nội
Phù Đổng
Phù Đổng
Vị trí xã Phù Đổng trên bản đồ Hà Nội
Phù Đổng trên bản đồ Việt Nam
Phù Đổng
Phù Đổng
Vị trí xã Phù Đổng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích11,82 km²
Dân số (2022)
Tổng cộng14.485 người
Mật độ1.225 người/km²
Khác
Mã hành chính00544[1]

Địa lý

sửa

Xã Phù Đổng nằm ở phía bắc sông Đuống , có vị trí địa lý:

Xã Phù Đổng có diện tích 11,82 km², dân số năm 2022 là 14.485 người,[2] mật độ dân số đạt 1.225 người/km².

Hành chính

sửa

Xã Phù Đổng được chia thành 3 thôn: Phù Đổng, Phù Dực, Đổng Viên. Trong các thôn lại chia ra thành các xóm đều có tên gọi riêng.

Lịch sử

sửa

Năm Canh Tuất năm 1490, vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đồ cả nước, gồm 13 (đạo) xứ thừa tuyên (sau gọi là xứ). Từ triều Tây Sơn tới đầu triều Nguyễn đổi sang gọi là trấn. Theo đó, xã Phù Đổng thuộc huyện Tiên Du trực thuộc phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc.

Năm 1831, vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính thống nhất trong cả nước, theo đó bãi bỏ cấp tổng trấn; chuyển các trấn, dinh thành tỉnh. Theo đó, xã Phù Đổng trực thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 20 tháng 4 năm 1961, Quốc hội ban hành Nghị quyết[3] về việc sáp nhập xã Phù Đổng vào thành phố Hà Nội quản lý.

Ngày 31 tháng 5 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành 78-CP[4]. Theo đó, xã Phù Đổng thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội quản lý.

Ngày 15 tháng 3 năm 1967, thành phố Hà Nội ban hành Quyết định về việc sáp nhập thôn Đổng Xuyên (Gióng Mốt) thuộc xã Phù Đổng vào xã Đặng Xá.[2][5]

Kinh tế

sửa

Là xã nằm bên bờ sông Đuống đất đai rộng rãi, Phù Đổng có lợi thế phát triển mạnh ngành nông nghiệp, chăn nuôi. Ngoài sản xuất nông nghiệp như cấy lúa, trồng ngô bãi, rau màu thì nghề chăn nuôi bò sữa ở đây cũng khá phát triển và phân bố ở nhiều thôn và nhiều xóm thúc đẩy phát triển kinh tế hộ cá thể. Thêm vào đó ở xã có nghề trồng hoa giấy, cây cảnh đã được thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận làng nghề. Nghề trồng hoa giấy, cây cảnh phát triển mạnh nhất là ở khu vực đường từ hầm chui Quốc lộ 1 mới hướng đi xã Trung Màu. Bộ mặt nông thôn trong xã thay đổi tích cực phần lớn là đóng góp từ nghề nuôi bò sữa, cây cảnh, hoa giấy. Gần đây, một số ít hộ cũng chuyển dần sang nghề buôn bán tuy nhiên quy mô và số lượng tham gia còn rất khiêm tốn so với một số xã khác cùng ở cụm Bắc Đuống như: Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Yên Thường, Yên Viên,...

Văn hóa

sửa

Theo truyền thuyết thì Phù Đổng là nơi sinh ra Thánh Gióng là một trong Tứ Bất Tử. Các di tích liên quan đến Thánh Gióng đều là những di tích, di sản có giá trị quý báu về văn hóa, lịch sử. Cụm di tích đền Gióng ở thôn Phù Đổng đã được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt. Cùng với đó là Lễ hội Gióng Phù Đổng (ngày 9 tháng Tư âm lịch) cũng là di sản phi vật thể của nhân loại đã được UNESCO vinh danh.

Giao thông

sửa

Các tuyến, hệ thống giao thông quan trọng ở xã Phù Đổng:

  • Quốc lộ 1 mới (km155 - km158)
  • Tỉnh lộ 270: đi thị xã Từ Sơn
  • Đường đê hữu Đuống: cầu Đuống đi Trung Màu
  • Đường Dốc Lã (Yên Thường đi Trung Màu)
  • Hệ thống xe buýt: 42.

Chú thích

sửa
  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ a b UBND huyện Gia Lâm (2023). Đề án thành lập quận Gia Lâm và các phường thuộc quận Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Gia Lâm, Hà Nội. tr. 126-127-128. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 8 năm 2023.
  3. ^ “Nghị quyết về việc mở rộng thành phố Hà Nội”. Thư viện Pháp luật.
  4. ^ “Quyết định số 78-CP năm 1961 chia các khu vực nội thành và ngoại thành của Thành phố Hà Nội”. Thư viện Pháp luật.
  5. ^ Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Đặng Xá, (1930-2015) tr. 13-40, nxb Thông tấn 2018

Tham khảo

sửa