Phân họ Vịt lặn (danh pháp khoa học: Aythyinae) là một phân họ trong họ Vịt (Anatidae) chứa khoảng 15 loài vịt lặn còn sinh tồn, nói chung gọi là vịt đầu nâu/đen hay vịt bãi/vịt biển[1]. Chúng là một phần của họ đa dạng chứa các loài vịt, ngỗng, thiên nga v.v.

Phân họ Vịt lặn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Anseriformes
Họ (familia)Anatidae
Phân họ (subfamilia)Aythyinae
Các chi
Xem văn bản.

Các loài vịt lặn trong bài này được đặt trong một phân họ khác biệt. Trong khi về mặt hình thái thì chúng gần giống như các loài vịt thật sự[2], tuy nhiên giữa chúng có các khác biệt rõ nét, chẳng hạn như cấu trúc của khí quản. Các trình tự dữ liệu mtDNA cytochrome bNADH dehydrogenaza[3] chỉ ra rằng hai nhóm vịt thật sự và vịt lặn là tương đối xa nhau, sự giống nhau bề ngoài chỉ là do tiến hóa hội tụ.

Theo kiểu khác [4], nhóm vịt lặn được coi là một tông với danh pháp Aythyini trong phân họ Anatidae nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ các loài thủy điểu dạng vịt, ngoại trừ nhóm le nâu.

Các loài vịt biển nói chung hay tìm thấy ở các vùng duyên hải, chẳng hạn như vịt đuôi dài, vịt scoter, vịt mắt vàngvịt nhung, đôi khi cũng được gọi một cách dân dã là vịt lặn tại Bắc Mỹ do chúng cũng tìm kiếm thức ăn bằng cách lặn; nhưng phân họ chứa chúng (Merginae) là rất khác biệt.

Mặc dù nhóm này có phân bố toàn cầu, nhưng phần lớn các thành viên là bản địa của Bắc bán cầu và nó bao gồm một số loài vịt khá quen thuộc ở Bắc bán cầu.

Nhóm này được gọi là vịt lặn do các thành viên của nó kiếm ăn chủ yếu bằng cách lặn, mặc dù trên thực tế thì các loài chi Netta ít khi lặn và chủ yếu kiếm ăn giống như vịt thật sự.

Những loài vịt này sống thành bầy, chủ yếu tại các vùng nước ngọt ven cửa sông, mặc dù vịt bãi lớn sinh sống ngoài biển trong mùa đông ở phương Bắc. Chúng bay khỏe; các cánh rộng và tù đầu đòi hỏi những cú đập cánh nhanh hơn so với ở nhiều loài vịt khác và chúng hơi khó bay lên. Các loài ở phía bắc có xu hướng di trú còn các loài ở phía nam thì không di trú mặc dù vịt đầu cứng vượt qua những khoảng cách dài. Các loài vịt lặn đi lại không tốt trên đất liền như vịt thật sự; các chân của chúng có xu hướng lui về phía sau của cơ thể để giúp chúng tạo lực đẩy khi ở dưới nước.

Hệ thống hóa

sửa

Trong bài này thì 3 chi được gộp trong phân họ vịt lặn. Tuy nhiên, vịt cẩm thạch loài duy nhất của chi Marmaronetta, lại dường như rất khác biệt và có thể đã rẽ nhánh ra trước khi có sự chia tách giữa vịt thật sự với vịt lặn như được chỉ ra bằng các đặc trưng hình thái [2] và đặc trưng phân tử [3]. Loài vịt đầu hồng có lẽ đã tuyệt chủng, trước đây được coi như là loài trong chi Rhodonessa, được gợi ý là thuộc về chi Netta [5], ngược lại với ý kiến của Livezey năm 1986[2], nhưng kiểu tiếp cận này bị đặt dấu hỏi [6]. Các phân tích trình tự DNA có lẽ sẽ giải quyết được câu hỏi này nhưng cho tới nay vẫn chưa được thực hiện do thiếu các dữ liệu cần thiết. Nó có thể là sự phân kỳ sớm từ dòng dõi vịt thật sự [2]. Phân tích phân tử của Johnson & Sorenson [3] cũng gợi ý rằng ngan cánh trắng nên đặt vào chi độc loài Asarcornis với quan hệ tương đối gần với chi Aythya và có thể thuộc về phân họ này.

Chi Marmaronetta

Chi Netta (tạm thời gộp cả chi Rhodonessa)

Chi Aythya

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Tên gọi này là mơ hồ do nhiều loài vịt sống ngoài biển, chẳng hạn đa phần các loài của phân họ Vịt biển.
  2. ^ a b c d Livezey Brad C. (1986): A phylogenetic analysis of recent anseriform genera using morphological characters. Auk 103(4): 737-754. Toàn văn PDF Lưu trữ 2010-08-05 tại Wayback Machine
  3. ^ a b c Johnson Kevin P. & Sorenson Michael D. (1999): Phylogeny and biogeography of dabbling ducks (genus Anas): a comparison of molecular and morphological evidence. Auk 116(3): 792–805. Toàn văn PDF Lưu trữ 2007-02-05 tại Wayback Machine
  4. ^ Terres John K. & National Audubon Society (1991): The Audubon Society Encyclopedia of North American Birds. Wings Books, New York. ISBN 0-517-03288-0
  5. ^ Livezey Brad C. (1998): A phylogenetic analysis of modern pochards (Anatidae: Aythini). Auk 113(1): 74–93. Toàn văn PDF Lưu trữ 2010-06-04 tại Wayback Machine
  6. ^ Collar Nigel J.; Andreev A. V.; Chan S.; Crosby M. J.; Subramanya S. & Tobias J. A. (chủ biên) (2001): Pink-headed Duck. Trong:Threatened Birds of Asia: The BirdLife International Red Data Book, trang 489-501. BirdLife International. ISBN 0-946888-44-2 Toàn văn HTML Lưu trữ 2007-03-11 tại Wayback Machine
  7. ^ a b c d e Các loài này có tại Việt Nam
  8. ^ Tên gọi này tranh chấp với Mergellus albellus
  9. ^ Theo Chim Việt Nam của Nguyễn Cử, Lê Trọng Trải, & Karen Phillipps, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội, năm 2000 và Danh lục chim Việt Nam của Võ Quý & Nguyễn Cử, Nhà xuất bản Nông nghiệp năm 1995, nhưng có thể là lỗi in ấn.

Tham khảo

sửa