Phân họ Mận mơ (danh pháp khoa học: Prunoideae, hay Amygdaloideae) là một phân họ thực vật có hoa chứa các chi PrunusPrinsepia. Phân họ này thuộc về họ Hoa hồng (Rosaceae) nhưng đôi khi cũng được coi là một họ riêng rẽ với danh pháp Prunaceae/(Amygdalaceae)[1]. Các thành viên có tầm quan trọng thương mại trong phân họ này bao gồm mận, anh đào, mơ Armenia, mơ mai, đào, hạnh.

Phân họ Mận mơ
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Rosales
Họ (familia)Rosaceae
Phân họ (subfamilia)Prunoideae
Các chi

Maddenia
Oemleria
Prunus
Prinsepia

Nhưng xem thêm trong văn bản.
Danh pháp đồng nghĩa
Prunoideae Horan.

Quả của các loại cây này là quả hạch hay quả có hột, trong đó mỗi quả chứa một hạt vỏ cứng, gọi là hạch hay hột.

Phân loại

sửa

Phân loại của nhóm này trong phạm vi họ Rosaceae cho tới nay vẫn chưa rõ ràng. Người ta thông báo rằng[2] rằng Prunoideae chứa hai nhánh, nhánh một gồm Prunus + Maddenia và nhánh hai gồm Exochorda + Oemleria + Prinsepia. Xử lý tiếp theo[3] chỉ ra rằng Exochorda + Oemleria + Prinsepia là hơi tách biệt khỏi nhánh Prunus + Maddenia + Pygeum, và rằng, giống như phân họ Maloideae, tất cả các chi này dường như là tốt nhất nên được coi là một phần của phân họ Spiraeoideae mở rộng. Với phân loại như vậy thì chi Prunus được coi là bao gồm các đoạn/chi Armeniaca, Cerasus, Amygdalus, Padus, Laurocerasus, PygeumMaddenia.

Trong phân loại của Potter D. và ctv. (2007)[3] thì họ không công nhận phân họ này nữa, mà chỉ đưa chi Prunus (bao gồm cả Amygdalus, Armeniaca, Cerasus, Laurocerasus, Maddenia, Padus, Pygeum) vào tông Amygdaleae, trong khi chi Prinsepia cùng Exochorda, Oemleria được xếp trong tông Osmaronieae. Chúng đều thuộc về phân họ Spiraeoideae.

Phân loại gần đây đặt các chi sau đây trong phân họ này:[3]

Hình ảnh

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Prunaceae Martinov Lưu trữ 2010-05-25 tại Wayback Machine trên GRIN.
  2. ^ Sangtae Lee và Jun Wen, A phylogenetic analysis of Prunus and the Amygdaloideae (Rosaceae) using ITS sequences of nuclear ribosomal DNA, American Journal of Botany. 2001;88:150-160. Có sẵn trực tuyến tại đây.
  3. ^ a b c Potter D. và ctv. (2007). Phylogeny and classification of Rosaceae. Plant Systematics and Evolution. 266(1–2): 5–43.
  4. ^ Wolfe, J.A.; Wehr, W.C. (1988). “Rosaceous Chamaebatiaria-like foliage from the Paleogene of western North America”. Aliso. 12 (1): 177–200.

Liên kết ngoài

sửa