Họ Hành (danh pháp khoa học: Alliaceae) là một danh pháp thực vật của một họ thực vật có hoa. Có rất ít các nhà phân loại học công nhận họ này, phần lớn coi các loài cây trong họ này thuộc về họ Loa kèn (Liliaceae).

Họ Hành
Hình minh họa từ Thomé (1885)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
Bộ (ordo)Asparagales
Họ (familia)Alliaceae
Batsch ex Borkh., 1797
Chi điển hình
Allium
L., 1753
Các chi
Xem văn bản

Tuy nhiên, hệ thống APG II năm 2003 lại công nhận họ này và đặt nó trong bộ Măng tây (Asparagales), trong nhánh monocots. APG II cũng cho phép hai lựa chọn trong việc định nghĩa họ này:

  • Alliaceae nghĩa rộng (sensu lato). Trong nghĩa rộng, họ này bao gồm tất cả các loài trước đây đã đặt trong các họ Agapanthaceae, Alliaceae và Amaryllidaceae trong hệ thống APG năm 1998.
  • Alliaceae nghĩa hẹp (sensu stricto). Trong nghĩa hẹp, không thay đổi so với APG 1998, có nghĩa là: loại trừ toàn bộ các loài thực vật khi đó đã tạo ra các họ Agapanthaceae và Amaryllidaceae. Khi hiểu theo nghĩa hẹp, họ này chứa khoảng 800 loài trong 19-20 chi.

Cũng lưu ý rằng cả APG và APG II đều cho rất ít các loài trước đây đã từng nằm trong họ Alliaceae vào trong họ Themidaceae.

Chi quan trọng nhất trong họ này là Allium, nó bao gồm một vài loài cây có giá trị thương phẩm, như hành tây (Allium cepa), hành tăm (A. schoenoprasum), tỏi (A. sativum) và tỏi tây (A. porrum).

Khi APG II bị thay thế bằng hệ thống APG III năm 2009 thì các định nghĩa tùy chọn đã bị loại bỏ và họ Alliaceae sensu stricto trước đây được coi là phân họ Allioideae của họ Amaryllidaceae sensu lato mở rộng[1].

Các chi

sửa

Các chi sau hiện đang đặt trong họ Alliaceae nghĩa hẹp (sensu stricto). APG III xếp chi Allium vào tông Allieae, chi Tulbaghia vào tông Tulbaghieae, các chi còn lại vào tông Gilliesieae trong phân họ Allioideae trong họ Amaryllidaceae s. l.. Theo APG III thì phân họ Allioideae chứa 13 chi với khoảng 795 loài.

  • Tông Allieae: 1 chi, khoảng 260-850 loài - tùy theo định nghĩa loài của từng tác giả.
    • Allium (bao gồm cả Ascalonicum, Aglitheis, Anguinum, Berenice, Briseis, Butomissa, Calliprena, Caloscordum, Camarilla, Canidia, Cepa, Codonoprasum, Endotis, Geboscon, Getuonis, Gynodon, Hexonychia, Hylogeton, Iulus, Kalabotis, Kepa, Kromon, Loncostemon, Maligia, Milula, Moenchia, Molium, Moly, Molyza, Nectaroscordum, Ophioscorodon, Panstenum, Phyllodolon, Plexistena, Porrum, Praskoinon, Raphione, Rhizirideum, Saturnia, Schoenissa, Schoenoprasum, Scorodon, Stelmesus, Stemodoxis, Trigonea, Validallium, Xylorhiza).
  • Tông Gilliesieae: 10-11 chi, 80 loài (khi gộp cả Leucocoryneae).
  • Tông Leucocoryneae[2]
  • Tông Tulbaghieae: 1 chi, 22 loài.

Các chi Androstephium, Bessera, Bloomeria, Brodiaea, Dandya, Dichelostemma, Milla, Petronymphe, TriteleiaTriteleiopsis hiện nay coi là thuộc họ Themidaceae (hoặc theo APG III là phân họ Brodiaeoideae của họ Asparagaceae).

Phát sinh chủng loài

sửa

Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG III.

Asparagales 

Orchidaceae

Boryaceae

Blandfordiaceae

Lanariaceae

Asteliaceae

Hypoxidaceae

Ixioliriaceae

Tecophilaeaceae

Doryanthaceae

Iridaceae

Xeronemataceae

Xanthorrhoeaceae s. l. 

Hemerocallidoideae (Hemerocallidaceae)

Xanthorrhoeoideae (Xanthorrhoeaceae s. s.)

Asphodeloideae (Asphodelaceae)

Amaryllidaceae s. l. 

Agapanthoideae (Agapanthaceae)

Allioideae (Alliaceae)

Amaryllidoideae (Amaryllidaceae s. s.)

Asparagaceae s. l. 

Aphyllanthoideae (Aphyllanthaceae)

Brodiaeoideae (Themidaceae)

Scilloideae (Hyacinthaceae)

Agavoideae (Agavaceae)

Lomandroideae (Laxmanniaceae)

Asparagoideae (Asparagaceae s. s.)

Nolinoideae (Ruscaceae)

Chú thích

sửa
  1. ^ Mark W. Chase, James L. Reveal, và Michael F. Fay. "A subfamilial classification for the expanded asparagalean families Amaryllidaceae, Asparagaceae and Xanthorrhoeaceae". Botanical Journal of the Linnean Society 161(2):132–136.
  2. ^ Sassone, Agostina B.; Arroyo-Leuenberger, Silvia C.; Giussani, Liliana M. (2014). “Nueva Circunscripción de la tribu Leucocoryneae (Amaryllidaceae, Allioideae)”. Darwinia nueva serie. 2 (2): 197–206. doi:10.14522/darwiniana/2014.22.584. ISSN 0011-6793. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2015.

Tham khảo

sửa