Trong sinh học, một đơn vị phân loại được gọi là có một phân bố toàn cầu nếu phạm vi phân bố của nó kéo dài qua tất cả hoặc hầu hết bề mặt Trái Đất trong các môi trường sống thích hợp. Ví dụ, cá voi sát thủ có phân bố toàn cầu, trên hầu hết các đại dương trên Trái Đất.[1] Các ví dụ về phân bố toàn cầu bao gồm con người, chó, mèo, và chi động vật thân mềm Mytilus.[1] Khái niệm này cũng có thể dùng để chỉ một số dịch bệnh. Nó có thể là kết quả từ một phạm vi rộng của hiện tượng dung nạp môi trường[2][3] hoặc từ sự phân tán sinh học nhanh chóng so với thời gian cần thiết để tiến hóa.[4] Thái cực ngược lại của phân bố toàn cầu là đặc hữu.

Orcinus orca và dải phân bố của nó

Xem thêm

sửa

Hình ảnh

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Ian F. Spellerberg & John William David Sawyer biên tập (1999). “Ecological patterns and types of species distribution”. An Introduction to Applied Biogeography. Cambridge University Press. tr. 108–132. ISBN 978-0-521-45712-5.
  2. ^ S. Kustanowich (1963). “Distribution of planktonic foraminifera in surface sediments of the south-west Pacific”. New Zealand Journal of Geology and Geophysics. 6 (4): 534–565.
  3. ^ D. B. Williams (1971). “The distribution of marine dinoflagellates in relation to physical and chemical conditions”. Trong B. M. Funnell & W. R. Riedel (biên tập). The Micropalaeontology of Oceans: Proceedings of the Symposium held in Cambridge from 10 to ngày 17 tháng 9 năm 1967 under the title 'Micropalaeontology of Marine Bottom Sediments'. Cambridge University Press. tr. 91–95. ISBN 978-0-521-18748-0.
  4. ^ Judit Padisák (2005). “Phytoplankton”. Trong Patrick E. O'Sullivan & Colin S. Reynolds (biên tập). Limnology and Limnetic Ecology. The Lakes Handbook. 1. Wiley-Blackwell. tr. 251–308. ISBN 978-0-632-04797-0.