Pháo kích trường tiểu học Cai Lậy

Pháo kích trường tiểu học Cai Lậy hay Pháo kích Cai Lậy là một vụ pháo kích vào trường tiểu học tại thị trấn Cai Lậy, tỉnh Định Tường, Việt Nam vào năm 1974. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và phía Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đổ lỗi cho nhau về nguyên nhân vụ việc.

Pháo kích trường tiểu học Cai Lậy
Một phần của Chiến tranh Việt Nam
Địa điểmThị trấn Cai Lậy, tỉnh Định Tường, Việt Nam
Thời điểmNăm 1974
Loại hìnhPháo kích
Tử vong20 đến 34
Bị thương43 đến trên 70

Diễn biến

sửa

Ngày 10/3, chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa loan tin về một vụ pháo kích vào một ngôi trường tiểu học tại thị trấn Cai Lậy (tỉnh Định Tường) khiến nhiều học sinh chết hoặc bị thương.

Về số người chết và bị thương, các tài liệu của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa có sự không thống nhất:

  • 34 người chết, làm bị thương trên 70, theo tướng Lâm Quang Thi.[1]
  • 32 người chết và 55 bị thương, theo thông tin của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.[2]
  • 23 học sinh thiệt mạng, 43 học sinh khác bị thương theo tuyên bố ngày 12/03 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.[3]

Phía Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thì cho rằng có 20 học sinh thiệt mạng, nhiều cháu khác và một giáo viên bị thương.

Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố sự việc là "[...] là một vụ khủng bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [...] pháo kích vào một trường tiểu học tại Cai Lậy vào ngày 9 tháng 3. Theo Hoa Kỳ, đã có 32 học sinh tử vong và 55 học sinh khác bị thương"[2] Trong khi đó, phía Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cho rằng vụ việc "là hành động man rợ của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu".[4] Theo phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì đây là hành động "vừa ăn cướp vừa la làng" của Việt Nam Cộng hòa khi vừa pháo kích vào trường học rồi lại đổ tội cho Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.[5]

Tuy nhiên, một số nguồn tỏ ý nghi ngờ rằng vụ việc chỉ là dàn dựng, hoặc chí ít cũng là phóng đại số nạn nhân. Bằng chứng là việc các phóng viên quốc tế đã bị từ chối cho vào khu vực để viết bài điều tra, trong khi nếu sự việc có thực thì chính quyền Sài Gòn lẽ ra phải ủng hộ các phóng viên viết bài đưa vụ việc ra dư luận thế giới[6]

Một số tờ báo ở Sài Gòn có cử phóng viên xuống tìm hiểu nhưng không thu được bằng chứng gì. Báo "Đại dân tộc" số ra ngày 13 tháng 3 năm 1974 cho biết một phóng viên nhiếp ảnh đã bị cảnh sát Việt Nam Cộng hòa canh giữ hết sức nghiêm ngặt và buộc phải đi xin phép tướng Nguyễn Vĩnh Nghi - Tư lệnh vùng 4 chiến thuật, mới được chụp ảnh hiện trường[7]. Báo Hòa bình ngày 14 tháng 3 năm 1974 viết: Ngay sau khi được tin, các phóng viên đã đến trường tiểu học Cai Lậy, nhưng họ bị cảnh sát Việt Nam Cộng hòa cấm ngặt không được chụp ảnh. Lúc có được phép, thì hiện trường đã được dọn dẹp sạch, không còn gì để chụp.[8]

Trước đó đã có những vụ việc pháo kích tương tự. Sau vụ Thảm sát Mỹ Lai, những người dân làng sống sót đã tái định cư tại khu lán trại nằm ở thôn Mỹ Lai 2. Khu định cư này gần như đã bị phá hủy sau cuộc pháo kích và không kích của Quân lực Việt Nam Cộng hòa mùa xuân năm 1972. Vụ tàn phá ban đầu được Việt Nam Cộng hòa đổ lỗi cho quân Giải phóng, nhưng sự thật sau đó đã được các nhân viên Quaker làm việc ở Quảng Ngãi công bố, rằng chính Quân lực Việt Nam Cộng hòa là thủ phạm. Vụ việc này sau đó đã được đăng trên tờ New York Times tháng 6 năm 1972[9].

Quá trình điều tra của Ủy ban quốc tế (ICCS)

sửa

Theo tài liệu của đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thì Cơ quan điều tra quốc tế cử người xuống hiện trường nhưng không tìm được chứng cứ xác thực (không tìm được mảnh đạn pháo tại hiện trường), lời khai của nhân chứng thì có nhiều mâu thuẫn. Trong quá trình điều tra, Ủy ban quốc tế bị một số người địa phương hành hung trong khi cảnh sát Việt Nam Cộng hòa chỉ đứng nhìn không can thiệp, còn sĩ quan liên lạc thì tránh mặt. Đoàn điều tra do Đại tá Grombose của Hungary dẫn đầu. Trên đường đến hiện trường, phía Việt Nam Cộng hòa huy động các lực lượng bán vũ trang đóng giả dân thường căng các biểu ngữ vu cáo Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.[8][10]

Cũng theo bên Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thì khi Ủy ban Quốc tế (ICCS) hỏi nhân chứng là Hiệu trưởng trường tiểu học, ông ta trả lời là đã nhặt được đuôi đạn cối ở chính giữa hố đạn nhưng trên thực tế điều đó không thể xảy ra (vì trái với nguyên lý nổ của đạn súng cối). Bên cạnh đó, ông ta cũng không thể đưa ra cái đuôi đạn súng cối như đã nói cho Ủy ban Quốc tế. Cái hố mà ông hiệu trưởng nhắc tới rất nông hình bầu dục chứ không phải hình tròn như hố nổ của pháo cối, kích thước rất nhỏ so với sức công phá của đạn cối khi dài 40 cm, rộng 20 cm, sâu 5 cm. Trên tường của lớp học không có dấu hiệu của mảnh văng từ đạn cối nhưng tường phía đông của vị trí cái hố lại có chi chít các vết đạn to bằng đầu đũa. Cuối cùng, tổ điều tra thống nhất kết luận là không có dấu hiệu của một vụ nổ đạn cối.[10]

Với nhân chứng thứ 2 là quận trưởng Cai Lậy, Trung tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa Lê Văn Lý, ông ta khẳng định ở Cai Lậy không có Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Do tầm bắn tối đa của đạn cối 82mm chỉ là 3 km, kết hợp với lập luận của Trung tá Lê Văn Lý thì trường tiểu học Cai Lậy ở ngoài tầm bắn của Quân Giải phóng. Ông ta cũng không thể nói rõ thời điểm ông ta nhận được tin về vụ việc và thời điểm đến hiện trường. Việc vị quận trưởng này vẽ một đường thẳng để mô tả quá trình bay của đạn cối nhằm phù hợp với các bằng chứng tại hiện trường đã khiến toàn bộ tổ điều tra bật cười lớn vì sai cơ bản nguyên tắc bay của đạn cối.[10]

Khi Tổ điều tra rời khỏi hiện trường, lực lượng cảnh sát Việt Nam Cộng hòa đã không ngăn cản việc tổ điều tra bị hăm dọa và hành hung. Xe của đoàn điều tra bị ném đá, thậm chí sỹ quan Hungary và Iran đã bị thương. Đặc biệt, xe của phái đoàn Hungary và Ba Lan bị tấn công quyết liệt nhất.[10]

Theo thông tin của báo American Report, số ra ngày 15/04/1974 như sau[11]:

  • Nhà chức trách Việt Nam Cộng hòa đã ngay lập tức phong tỏa đến trường, "ngăn chặn cha mẹ của học sinh và các láng giềng tới giúp đỡ cho người bị thương, ngăn nhà báo vào sân trường". Các nạn nhân được đưa vào bệnh viện quân y thay vì một bệnh viện dân sự để cô lập họ. (The RVN forces also took the wounded to a military instead of a civilian hospital and kept them in isolation).
  • Tại hiện trường phái đoàn ICCS Iran và Indonesia tìm ra một thứ được coi là bằng chứng, đó là một đuôi một quả đạn cối 82mm do Trung Quốc nhưng thứ này dường như được lấy từ một triển lãm về những chiến lợi phẩm QLVNCH thu được (the prize exhibit) hơn là lấy tại hiện trường (takes some of the proof power from the prize exhibit allegedly discovered by the ICCS team at the site: the tail fins of a Chinese-made mortar shell of a calibre (82 mm))
  • Tại cuộc họp sau đó, Việt Nam Cộng hòa phân phát các bức ảnh mô tả việc các thành viên ICCS "khám phá" ra đuôi một quả đạn cối 82mm do Trung Quốc sản xuất, nằm giữa một cái hố nhỏ trên mặt đất. Điều này được Việt Nam Cộng hòa cho là cái hố gây ra bởi vụ nổ, và đó là chứng tích cho thấy Quân Giải phóng gây ra, nhưng các phóng viên đã tự hỏi liệu các bức ảnh đã đủ chứng minh rằng các học sinh bị giết bởi đạn cối hay chưa, vì hố đó quá nhỏ và tại sao cái đuôi đạn cối lại có thể nằm giữa hố đó mà không bị văng đi. Cuộc điều tra của bây giờ trở thành một thử thách pháp y - thật khó để tìm được bằng chứng để chứng minh bất cứ điều gì này vào thời điểm muộn như vậy. (At a special dress briefing by Saigon officials, photographs were distributed showing the ICCS members "discovering" the tail fin from a mortar round resting in a small depression in the ground. This, supposedly, was the hole caused by the mortar blast — and reporters were asked to tell the world that the discovery photo proved that the students were killed by the mortar once attached to that fin).
  • Phía Sài Gòn muốn cuộc điều tra giới hạn trong các sân trường, trong khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam muốn điều tra cả các khu vực xung quanh. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hy vọng tìm thấy bằng chứng cho thấy các lực lượng Việt Nam Cộng hòa đã tham gia bắn phá khu vực này (Một số cư dân Cai Lậy đã kể lại - mà không thể đưa ra bằng chứng cụ thể - rằng họ tin đó là một phát đạn từ pháo binh quân VNCH đã bắn vào trường). Phía Sài Gòn từ chối cho phép điều tra xung quanh, với lý do một cuộc điều tra diện rộng sẽ khiến ICCS trở thành nhân chứng cho những cố gắng để minh oan của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. (Saigon wants the inquiry limited to the school grounds, whereas the PRG wants it to include the surrounding area. The PRG hopes for evidence to show that ARVN forces were engaged in shelling the area. Some Cai Lay residents have said — without offering concrete evidence — that they believe it was a short round from ARVN artillery that hit the school.) The RVN believe the real PRG aim in pushing a wide-area inquiry has to do with its recent territorial advances in the area — they would like an ICCS witness to their gains.

Điện mật của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Indonesia

sửa

Theo đánh giá trong điện mật của Địện mật của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Jakarta gửi về Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Washington D.C. đối với tiến trình làm việc của phái đoàn Indonesia tại ICCS do tướng Dharsono dẫn đầu thì quá trình điều tra hiện đang bị đình trệ do các chiến thuật làm việc của phái đoàn Hungary nhưng tình hình không phải là vô vọng khi ICCS vẫn thể hiện được vai trò của mình tại các khu vực hẻo lánh. Phía ĐSQ Hoa Kỳ cho rằng vai trò của Indonesia là rất quan trọng. Việc giảm số lượng 200 nhân viên của ICCS cũng sẽ không làm ảnh hưởng tới tiến trinh của cuộc điều tra. Phía ĐSQ Hoa Kỳ cũng thông báo nhận định của tướng Dharsono rằng quân Giải phóng sẽ loan báo trước công chúng về tình hình điều tra khi những bằng chứng ủng hộ sự vô tội của họ trở nên đủ mạnh và thái độ của phái đoàn Iran làm hạn chế chiến thuật kéo dài cuộc điều tra tới khi xuất hiện chứng cứ có lợi của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Theo nhận định của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Jakarta thì phái đoàn Indonesia không đủ năng lực công tác trong ICCS.[12]

Tuyên bố của Việt Nam Cộng hòa

sửa

Ngày 12 Tháng 3, 1974, trong công hàm gửi đến Liên Hợp Quốc, Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa Vương Văn Bắc đã tuyên bố vụ pháo kích là do Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam gây ra.[3]

Tuyên bố của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

sửa

Trong công hàm gửi Liên hợp quốc và các nước trên thế giới vào ngày 25 tháng 03 năm 1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố:

"Ngày 09 tháng 03 năm 1974, ngụy quyền Sài Gòn đã gây ra một vụ thảm sát khi tấn công một trường tiểu học ở huyện Cai Lậy (tỉnh Mỹ Tho) khiến cho 20 học sinh thiệt mạng, nhiều học sinh khác và một giáo viên bị thương. Sau đó, ngụy quyền Sài Gòn đã trắng trợn lớn tiếng vu cáo rằng vụ việc do Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam gây ra. Ủy ban Cách mạng tỉnh Mỹ Tho và các cơ quan khác của Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam cực lực lên án hành vi tội ác và vu khống của ngụy quyền Sài Gòn. Đây là một hành động man rợ được thực hiện bởi tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu nhằm vu khống Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam với mục đích che giấu tội ác chiến tranh do chính tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu gây ra trong các hoạt động của Chiến dịch bình định lãnh thổ của tập đoàn này. Phần lớn nhân dân Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và nhân dân huyện Cai Lậy nói riêng cực lực phản đối hành động của tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu. Tội ác này là một phần trong các hoạt động của ngụy quyền Sài Gòn nhằm đàn áp sự phản kháng của nhân dân miền Nam Việt Nam và để kêu gọi viện trợ quân sự từ phía Hoa Kỳ. Bản báo cáo số 11 của Ủy ban Quốc tế giám sát Hiệp định Paris đã nêu rõ từ sau khi Hiệp định được ký, phía Hoa Kỳ đã viện trợ 150 máy bay F5E cho phía ngụy quyền Sài Gòn. Đây là những bằng chứng rõ nét của việc ngụy quyền Sài Gòn và Hoa Kỳ vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Paris. Tội ác và sự vu khống do tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu gây ra tại Cai Lậy cũng là để lấp liếm bản chất dã man, vi phạm luật nhân đạo quốc tế mà ngụy quyền Sài Gòn đã bộc lộ tại Hội nghị Paris cũng như tại các diễn đàn quốc tế khác. Tuy nhiên, hành động tàn bạo này không thể che mắt được ai. Nhân dân Sài Gòn và Cai Lậy cực lực lên án hành động tội ác, lấp liếm và vu khống do ngụy quyền Sài Gòn gây ra. Đã có một báo cáo về nói rằng phía ngụy quyền Sài Gòn đã vô lương tâm khi ngay lập tức phái lực lượng bảo vệ dân sự và cảnh sát tới phong tỏa hiện trường, không để các nạn nhân được sơ cứu, không để người thân của nạn nhân vào nhận người nhà. Ngụy quyền Sài Gòn cũng ngăn cản giới báo chí tới hiện trường đưa tin. Bên cạnh đó, ngụy quyền Sài Gòn cũng ngăn cản các học sinh còn sống sót cung cấp thông tin về vụ việc này".[4]

Tài liệu giải mật của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2005

sửa

Theo trang 2, điện mật số SAIGON 6213, tháng 5/1974 của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn trích dẫn lại tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về vụ việc như sau: sau khi gây ra vụ thảm sát man rợ tại trường tiểu học Cai Lậy, với sự ủng hộ của Hoa Kỳ, chính quyền Sài Gòn đã yêu cầu phái đoàn Iran và Indonesia tiến hành các cuộc điều tra riêng rẽ và sử dụng cái gọi là "bản báo cáo của phái đoàn Indonesia và Iran" để bóp méo sự thật và đổ lỗi cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (AFTER PERPETRATING A VERY BARBAROUS MASSACRE IN CAI LAY PRIMARY SCHOOL, WITH U.S. ENCOURAGEMENT AND SUPPORT, THE SAIGON ADMINISTRATION URGED THE INDONESIAN AND IRANIAN DELEGATIONS TO CONDUCT AN INVESTIGATION ON THEIR OWN AND USED THE SO-CALLED "REMARKS OF THE INDONESIAN AND IRANIAN DELEGATIONS" TO DISTORT THE TRUTH AND TO SLANDER THE PROVISIONAL REVOLUTIONARY GOVERNMENT OF THE REPUBLIC OF SOUTH VIETNAM).

Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng đã khiếu nại lên lên Ủy ban của ICCS về những hành vi sai trái trong điều tra của phái đoàn Iran và Indonesia và để nghị thảo luận riêng với phái đoàn Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa (THE MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS OF THE DEMOCRATIC REPUBLIC OF VIETNAM ENERGETICALLY PROTESTS AGAINST THE ABOVE ERRONEOUS ACTION OF THE INDONESIAN AND IRANIAN DELEGATIONS TO THE INTERNATIONAL COMMISSION AND RESOLUTELY DEMANDS THAT THE UNITED STATES AND THE SAIGON CONFIDENTIAL).[5][13].

Trong văn nghệ

sửa

Nhạc sĩ Anh Bằng (Lời bài hát là do thầy Đáng (Nhà ở đường xuống Bến cát cách trường THCĐ Cai lậy 1 km) - Dạy Pháp Văn và Anh văn viết)[cần dẫn nguồn], có đoạn lời như sau:

Hỡi bé thơ ơi, sao tội tình gì em lại bỏ đi, em lại bỏ đi
Kìa thầy giảng bài tình thương trong lớp,
Bạn bè còn ngồi chăm chỉ lắng nghe
Sao em vội bỏ mái trường ngày xưa thân mến, vội bỏ ra đi...

Vụ trên còn được nhắc lại trong hồi ký Tù binh và hòa bình của nhà văn Phan Nhật Nam, viết năm 1974.[14]

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Lâm Quang Thi, The Death Of South Viet Nam: An Autopsy, Sphinx Publishing, Phoenix, AZ, 1986, tr. 3, 197
  2. ^ a b http://www.archive.org/details/departmentofstatb7074unit
  3. ^ a b "Tài liệu công văn Liên hiệp quốc và Việt Nam Cộng hòa" trang 78
  4. ^ a b Hồ sơ lưu trữ của Liên hợp quốc, Item Vietnamese Governments - Provisional Revolutionary Government of South Vietnam - S-0901-0002-13-00001, trang 67-68, http://search.archives.un.org/vietnamese-governments-provisional-revolutionary-government-of-south-vietnam-6 Lưu trữ 2016-05-07 tại Wayback Machine
  5. ^ a b [1]
  6. ^ Foreign assistance authorization, hearings before the Committee on Foreign Relations. 93-2, June 7,21,26;July 24,25, 1974. Trang 428, 474
  7. ^ Báo Đại dân tộc, số ra ngày 13 tháng 3 năm 1974
  8. ^ a b Trại Đa-vít (Davis Camp) Sài Gòn. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, trang 205
  9. ^ Teitel, Martin (ngày 6 tháng 6 năm 1972). “Again, the Suffering of Mylai”. New York Times. tr. 45. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2008.
  10. ^ a b c d Qui est l'auteur du massacre de Cai Lậy, Service de Presse de la Délégation du Gouvernement Révolutionnaire Provisoire de la République du Sud Viêt Nam
  11. ^ "Cai Lay Tragedy...". Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2017.
  12. ^ "INDONESIA AND VIETNAM"
  13. ^ Foreign assistance authorization: hearings before the Committee on Foreign Relations, United States Senate, Ninety-third Congress, second session, on S. 3394. Tr 494
  14. ^ Phan Nhật Nam. Tù binh và hoà bình (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2013.