Perga
Perga hoặc Perge (tiếng Hy Lạp: Πέργη Perge, Thổ Nhĩ Kỳ: Perge, dịch âm: Pẹt-giê(Tin Lành)[1], Péc-ghê(Công giáo La Mã)[2]) là một thành phố Hy Lạp cổ đại tại Anatolia, từng là thủ đô của Pamphylia, ngày nay thuộc tỉnh Antalya, trên bờ biển Địa Trung Hải phía tây nam của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày nay, nó là một khu vực khảo cổ lớn trên đồng bằng ven biển, cách thành phố Antalya chỉ khoảng 15km (9,3 dặm) về phía đông. Tại đây có một Acropolis niên đại thời đại đồ đồng.[3]
Πέργη (tiếng Hy Lạp cổ) Perge (Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ) | |
Vị trí | Aksu, Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ |
---|---|
Vùng | Pamphylia |
Loại | Khu định cư |
Lịch sử | |
Thành lập | Khoảng 1000 năm TCN |
Niên đại | Hy Lạp tối cổ tới Trung cổ |
Nền văn hóa | Hy Lạp, Roman, Byzantine, Thổ Nhĩ Kỳ |
Liên quan với | Apollonius |
Lịch sử
sửaVào năm 46 TCN, theo Sách Công vụ Tông đồ, Thánh Phaolô đến Perga,rồi tiếp tục đến Antiocheia trong Pisidia, sau đó quay trở lại Perga nơi ông giảng Lời của Chúa. Sau đó, ông rời thành phố và đi đến Attaleia.[4]
Trong nửa đầu của thế kỷ thứ 4, dưới triều đại của Constantinus Đại đế (324-337), Perga trở thành một trung tâm quan trọng của Kitô giáo, tôn giáo sớm trở thành tôn giáo chính thức của Đế chế La Mã. Thành phố vẫn giữ được vai trò như là một trung tâm Kitô giáo trong thế kỷ thứ 5 và 6.
Lịch sử Giáo hội
sửaThánh Phaolô và người đồng hành của ông là Thánh Barnabas đã hai lần viếng thăm Perga, sự kiện được ghi trong sách Kinh Thánh và Công vụ Tông đồ.[5] Trong cuộc hành trình truyền giáo đầu tiên của họ, nơi đây họ đã giảng "Lời của Chúa" [6] trước khi đi về phía tây nam đến Antioch bằng thuyền buồm từ Attalia (ngày nay là thành phố Antalya).
Phaolô và Barnabas đến Perge trong cuộc hành trình truyền giáo đầu tiên của họ, nhưng có lẽ thời gian ở đó ngắn, và không có vẻ như họ đã giảng đạo ở đó.[7] Khi trở về từ Pisidia, Phao-lô đã giảng tại Perge.[8]
Tàn tích
sửaPerga ngày hôm nay một địa điểm khảo cổ và một điểm thu hút khách du lịch, thường được gọi là Eski Kalessi. Perge cổ đại một trong những thành phố chính của vùng Pamphylia, nằm giữa sông Catarrhactes và Cestrus. Tàn tích của nó bao gồm một nhà hát, một trường đấu vật, Đền Artemis và hai nhà thờ khác. Trong đó, đền thờ Artemis nằm bên ngoài thị trấn.
Nhà thiên văn và toán học Apollonius của Pergaeus là cư dân cổ đại nổi tiếng nhất của Perge.
-
Cột trụ của Agora
-
Trường đấu vật ở phía trước của phòng tắm La Mã
-
Caldarium trong phòng tắm La Mã
-
Cổng thành Hy Lạp
Tham khảo
sửa- ^ "Phao-lô với đồng bạn mình xuống thuyền tại Pa-phô, sang thành Pẹt-giê trong xứ Pam-phi-ly. Nhưng Giăng lìa hai người, trở về thành Giê-ru-sa-lem", Công vụ các Sứ đồ 13:13.
- ^ "Từ Pa-phô, ông Phao-lô và các bạn đồng hành vượt biển đến Péc-ghê miền Pam-phy-li-a. Nhưng ông Gio-an bỏ các ông mà về Giê-ru-sa-lem", Công vụ Tông đồ 13:13.
- ^ “Perge”. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2006.
- ^ Acts 14:25
- ^ Acts 13:13–14 and 14:25.
- ^ Acts 14:25
- ^ Acts 13:13.
- ^ Acts 14:24.
Liên kết ngoài
sửa- “Perge”. Catholic Encyclopedia. New York: Robert Appleton Company. 1913.
- Bản mẫu:Eastons
- Perge Guide and Photo Album
- Over 500 pictures including 2013 excavations
- Perge photo