Pelvicachromis taeniatus

loài cá


Pelvicachromis taeniatus là một loài cá nước ngọt nhiệt đới thuộc chi Pelvicachromis trong họ Cá hoàng đế. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1901.

Pelvicachromis taeniatus
Một cặp cá trống (trái) và mái (phải)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Cichlidae
Chi (genus)Pelvicachromis
Loài (species)P. taeniatus
Danh pháp hai phần
Pelvicachromis taeniatus
(Boulenger, 1901)

Phân bố và môi trường sống

sửa

P. taeniatus được tìm thấy tại hệ thống các con sông ven biển thuộc hai quốc gia CameroonNigeria[1]. Loài này ưa sống trong môi trường nước có độ pH vào khoảng 6,0 - 8,0 và nhiệt độ từ 22 đến 25 °C[2].

Mô tả

sửa
 
Cá mái đang mùa giao phối

P. taeniatus trưởng thành dài khoảng 7 cm; con đực có kích thước lớn hơn con mái. Số ngạnh ở vây lưng: 17 - 18; Số vây tia mềm ở vây lưng: 7 - 9; Số ngạnh ở vây hậu môn: 3; Số vây tia mềm ở vây hậu môn: 10 - 11; Số đốt sống: 29 - 32. P. taeniatus là loài dị hình giới tính. Cá đực có vây lưng và vây hậu môn phát triển hơn; trong khi đó, cá mái có những đốm tròn màu đen ở cuối vây lưng và nửa trên của vây đuôi. Điểm đặc biệt của loài này ở cả hai giới là phần môi trên của chúng có màu vàng tươi[2][3][4][5].

Vào mùa sinh sản, cá mái sẽ xuất hiện một đốm màu hồng tím đặc trưng ở vây bụng[4]. Cá mái thường đẻ trứng trong hang hốc, dưới vỏ cây hoặc lá mục. Thức ăn chủ yếu của loài này là rong rêu, sinh vật phù du và các động vật không xương sống nhỏ[2][3].

P. taeniatus thường được đánh bắt để phục vụ cho ngành thương mại cá cảnh.

Chú thích

sửa
 
Cá đực
  1. ^ “Pelvicachromis taeniatus”. Sách đỏ IUCN.
  2. ^ a b c “Pelvicachromis taeniatus (Boulenger, 1901)”. Fishbase.
  3. ^ a b “Pelvicachromis taeniatus”. Seriously Fish.
  4. ^ a b “Female fish flaunt fins to attract a mate”. ScienceDaily.
  5. ^ Baldauf SA, TCM Bakker, F Herder, H Kullmann and T Thünken (2010), "Male mate choice scales female ornament allometry in a cichlid fish", BMC Evolutionary Biology 10: 301