Cá căng răng nâu

loài cá
(Đổi hướng từ Pelates quadrilineatus)

Cá căng răng nâu,[1][2] hoặc cá căng bốn sọc (danh pháp: Pelates quadrilineatus),[3][4] là một loài cá biển thuộc chi Pelates trong họ Cá căng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1790.

Cá căng răng nâu
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Centrarchiformes
Họ (familia)Terapontidae
Chi (genus)Pelates
Loài (species)P. quadrilineatus
Danh pháp hai phần
Pelates quadrilineatus
(Bloch, 1790)
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
    • Holocentrus quadrilineatus Bloch, 1790
    • Grammistes quadrivittatus Bloch & Schneider, 1801
    • Therapon xanthurus Cuvier, 1829
    • Therapon cuvieri Bleeker, 1854
    • Helotes polytaenia Bleeker, 1854

Từ nguyên

sửa

Tính từ định danh quadrilineatus được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: quadri (“bốn”) và lineatus (“có sọc”), hàm ý đề cập đến 4 (đôi khi 5–6) sọc màu sẫm dọc hai bên lườn loài cá này.[5]

Phân bố và môi trường sống

sửa

Cá căng răng nâu có phân bố rộng khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, được ghi nhận từ Biển ĐỏĐông Phi trải dài đến bờ nam Nhật Bản, PhilippinesVanuatu, giới hạn phía nam đến Nam PhiÚc.[6] Thông qua kênh đào Suez mà loài này đã đến được bờ đông Địa Trung Hải.[7] Loài này cũng xuất hiện ở các lưu vực sông và vùng bờ biển của Việt Nam.[8]

Cá căng răng nâu sống ở vùng nước lợ, phổ biến ở khu vực cửa sông, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 20 m; cá con sống trong thảm cỏ biểnrừng ngập mặn.[7]

Phân loại

sửa

Bộ DNA ty thể hoàn chỉnh của cá căng răng nâu đã được giải trình tự bằng phương pháp giải trình tự thông lượng cao. Cây phát sinh loài cho thấy họ Cá căng có mối quan hệ gần với họ Pentacerotidae hơn là với họ Cá bướm.[9]

Mô tả

sửa

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở cá căng răng nâu là 30 cm, thường gặp với chiều dài trung bình khoảnng 20 cm.[10]

Cá có màu xám bạc, bụng trắng. Hai bên thân có 4–6 sọc ngang, màu nâu sẫm hoặc đen, sọc giữa kéo dài đến gốc vây đuôi. Cá con có thêm 6–7 vạch sọc dọc màu xám nhạt. Gai vây lưng với một vệt đen ở trên màng các gai số 3 đến 7. Một đốm có độ đậm nhạt khác nhau có thể có ở sau gáy. Miệng và khoang mang đỏ tươi khi còn sống.

Số gai ở vây lưng: 12–13; Số tia vây ở vây lưng: 9–11; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 9–10; Số vảy đường bên: 66–75.[10]

Sinh thái

sửa

Thức ăn của cá căng răng nâu bao gồm cá nhỏ và các loài thủy sinh không xương sống.[10] Trứng được cá bố mẹ bảo vệ và quạt khí.[7]

Tại Huế, cá căng răng nâu sinh sản từ tháng 2 cho đến tháng 9, rộ vào các tháng 4 đến tháng 8. Cá hơn một năm tuổi đã có thể đẻ trứng.[11]

Giá trị

sửa

Cá căng răng nâu là loài có giá trị kinh tế cao, được ngư dân tỉnh Khánh Hòa đánh bắt để làm thực phẩm.[12] Loài này có thể được bán tươi sống hoặc muối khô.[10]

Tham khảo

sửa
  1. ^ Hồ Anh Tuấn; Hoàng Xuân Quang; Nguyễn Hữu Dực (2011). “Đa dạng nguồn lợi cá ở lưu vực sông Thạch Hãn Quảng Trị” (PDF). Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 4: 1349–1357. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Trần Công Thịnh; Võ Văn Phú; Nguyễn Phi Uy Vũ; Bùi Đức Lĩnh (2020). “Đa dạng thành phần loài cá ở hạ lưu sông Cái, Nha Trang” (PDF). Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản. 2: 97–111. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  3. ^ Nguyễn Duy Thuận; Võ Văn Phú; Vũ Thị Phương Anh (2011). “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở hệ thống sông Ô Lâu tỉnh Thừa Thiên Huế” (PDF). Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 4: 921–928. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  4. ^ Lê Thị Thu Thảo; Võ Văn Quang; Nguyễn Phi Uy Vũ (2018). “Thành phần loài khu hệ cá vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Ngãi” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 18 (2): 166–177. doi:10.15625/1859-3097/18/2/8562.
  5. ^ Christopher Scharpf biên tập (2022). “Order Centrarchiformes”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  6. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Holocentrus quadrilineatus. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.
  7. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Pelates quadrilineatus trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  8. ^ Lê Thị Thu Thảo; Võ Văn Quang; Nguyễn Phi Uy Vũ (2012). “Danh sách các loài thuộc họ cá móm Gerreidae, cá lượng Nemipteridae và cá căng Terapontidae ở vùng biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu biển. 18: 119–126.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  9. ^ Shi, Wei; Chen, Shixi; Yu, Hui (2018). “The complete mitochondrial genome sequence of Pelates quadrilineatus (Perciformes: Terapontidae)”. Mitochondrial DNA Part B. 3 (1): 129–130. doi:10.1080/23802359.2017.1413304. ISSN 2380-2359. PMC 7800237. PMID 33474092.
  10. ^ a b c d R. P. Vari (2001). “Terapontidae” (PDF). Trong Kent E. Carpenter & Volker H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol. 5. Bony fishes part 3. Roma: FAO. tr. 3311. ISBN 92-5-104302-7.
  11. ^ Ngô Hữu Toàn; Lê Văn Dân; Lê Thị Thu An; Trần Nguyên Ngọc; Nguyễn Tử Minh (2019). “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của cá Căng bốn sọc Pelates quadrilineatus (Bloch, 1790) tại Thừa Thiên - Huế” (PDF). Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2: 100–107. ISSN 1859-4581. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  12. ^ Lê Thị Thu Hà; Lê Khánh Vũ; Hoàng Anh Vũ (2015). “Thành phần loài cá bộ cá vược (Perciformes) ở một số sông chính thuộc tỉnh Khánh Hòa” (PDF). Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 6: 109–115. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)