Rắn taipan nội địa

(Đổi hướng từ Oxyuranus microlepidotus)

Rắn taipan nội địa (Oxyuranus microlepidotus) là loài bản địa Úc và được xem là loài rắn độc nhất trong tất cả các loài rắn trên cạn căn cứ vào liều gây chết trung bình (LD50).[6] Nó là một loài rắn thuộc họ Elapidae. Tuy là rắn độc, nhưng nó rất nhát và hay lẩn lút, luôn luôn tìm cách chạy trốn nếu có sự cố. Đặc biệt chúng có thể thay đổi màu sắc theo mùa. Cụ thể, vào mùa hè nó có màu xanh nhạt và mùa đông sẽ chuyển thành màu nâu sẫm. Việc thay đổi màu sắc này của rắn Taipan là để thích nghi với khí hậu khắc nghiệt tại nơi mà nó sinh sống. Sở dĩ da của chúng có thể đổi màu là do rắn Taipan thay đổi mức độ hấp thụ ánh sáng Mặt trời. Cá thể trung bình dài khoảng 1,8 m, ngoại lệ có cá thể lớn hơn có thể dài đến 2,5 m.[7] Nó ăn những loài gặm nhắm và chim chóc. Môi trường nó sinh sống là trung tâm Úc, từ đông nam Lãnh thổ Bắc Úc cho đến phía tây Queensland. Nó còn sống phía bắc hồ Eyre và cho đến phía tây của nhánh sông Murray, sông Darlingsông Murrumbidgee. Rắn Taipan thường ăn các loài động vật có vú nhỏ. Chuột là thức ăn ưa thích của chúng. Sự sinh sản của rắn Taipan bị phụ thuộc vào số lượng của quần thể chuột. Khi số lượng chuột nhiều thì rắn Taipan cũng sinh sản nhiều hơn. Mỗi lần sinh sản chúng thường đẻ từ 12 đến 20 quả trứng. Trứng sẽ nở sau 2 tháng.

Rắn taipan nội địa
Oxyuranus microlepidotus tại vườn thú Australia
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Reptilia
Bộ: Squamata
Phân bộ: Serpentes
Họ: Elapidae
Chi: Oxyuranus
Loài:
O. microlepidotus
Danh pháp hai phần
Oxyuranus microlepidotus
(F. McCoy, 1879)
Phạm vi của rắn taipan nội địa (màu đỏ). Phạm vi hiện tại, được ghi nhận hạn chế hơn.[2][3][4]
Các đồng nghĩa
Danh sách
    • Diemenia microlepidota
      F. McCoy, 1879
    • Diemenia ferox
      Macleay, 1882
    • Pseudechis microlepidotus / Pseudechis ferox
      Boulenger, 1896
    • Parademansia microlepidota
      Kinghorn, 1955
    • Oxyuranus scutellatus microlepidotus
      Worrell, 1963
    • Oxyuranus microlepidotus
      Covacevich et al., 1981[5]

Liều gây chết trung bình (LD50) cho chuột là 2 μg/kg (ppb) nếu là taipoxin tinh chất [8] và 30 μg/kg (ppb) nếu là nọc độc tự nhiên của nó.[9]

Hình ảnh

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Wilson, S.; Dickman, C.; Hobson, R.; Sanderson, C. (2018). Oxyuranus microlepidotus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2018: e.T42493150A42493160. doi:10.2305/IUCN.UK.2018-1.RLTS.T42493150A42493160.en. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Animals of Queensland. Western Taipan Oxyuranus microlepidotus. Queensland Museum. Retrieved November 8, 2013.
  3. ^ Australian Reptile Online Database (28 March 2007). Inland taipan distribution Lưu trữ 2020-02-23 tại Wayback Machine. arod.com.au. Retrieved November 8, 2013.
  4. ^ Oxyuranus microlepidotus (McCoy, 1879) Western Taipan Lưu trữ 2016-03-06 tại Wayback Machine. Atlas of Living Australia. Retrieved November 8, 2013.
  5. ^ Fohlman, J. (1979). “Comparison of two highly toxic Australian snake venoms: The taipan (Oxyuranus s. scutellatus) and the fierce snake (Parademansia microlepidotus)”. Toxicon. 17 (2): 170–2. doi:10.1016/0041-0101(79)90296-4. PMID 442105.
  6. ^ “LD50 Values for snake venom, 1999”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2012.
  7. ^ “Fierce Snake (Inland Taipan)”. Australian Reptile Park. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2009.
  8. ^ J. Fohlman, D. Eaker, E. Karlsoon, S. Thesleff (1976). “Taipoxin, an extremely potent presynaptic neurotoxin from the venom of the australian snake taipan (Oxyuranus s. scutellatus). Isolation, characterization, quaternary structure and pharmacological properties”. Eur. J. Biochem. 68 (2): 457–69. doi:10.1111/j.1432-1033.1976.tb10833.x. PMID 976268.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  9. ^ “Strength of Venom”. School of Chemistry, University of Bristol. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2008.

Đọc thêm

sửa
  • Boulenger GA (1896). Catalogue of the Snakes in the British Museum (Natural History). Volume III., Containing the Colubridæ (Opisthoglyphæ and Proteroglyphæ),... London: Trustees of the British Museum. (Taylor and Francis, printers). xiv + 727 pp. + Plates I-XXV. (Pseudechis microlepidotus and P. ferox, p. 332).
  • McCoy F(1879). Natural History of Victoria. Prodromus of the Zoology of Victoria; or, Figures and Descriptions of the Living Species of All Classes of the Victorian Indigenous Animals. Decade III. London: G. Robertson. (J. Ferres, government printer, Melbourne). 50 pp. + Plates 21–30. (Diemenia microlepidota, new species, pp. 12–13 + Plate 23, Figures 2–3).

Liên kết ngoài

sửa