Osteocalcin, còn được gọi là protein xương chứa-axit gamma-carboxyglutamic (BGLAP), là một hormone protein không collagen được tìm thấy trong xươngngà răng. Bởi vì nó có miền gla, việc tổng hợp của nó là phụ thuộc vào vitamin K. Ở người, osteocalcin được mã hóa bởi gen BGLAP.[2][3] Thụ thể của nó là GPRC6A.[4]

BGLAP
Mã định danh
Danh phápBGLAP, BGP, OC, OCN, bone gamma-carboxyglutamate protein, Osteocalcin
ID ngoàiOMIM: 112260 HomoloGene: 104130 GeneCards: BGLAP
Gen cùng nguồn
LoàiNgườiChuột
Entrez
Ensembl
UniProt
RefSeq (mRNA)

NM_199173

n/a

RefSeq (protein)

NP_954642

n/a

Vị trí gen (UCSC)n/an/a
PubMed[1]n/a
Wikidata
Xem/Sửa Người

Chức năng

sửa

Osteocalcin chỉ được tiết ra bởi nguyên bào xương và đóng một vai trò trong điều hòa trao đổi chất của cơ thể và giúp hình thành xương, theo tự nhiên.[5] Osteocalcin cũng liên quan đến quá trình khoáng hóa xương và cân bằng nội môi của ion calci. Osteocalcin hoạt động như một hormone trong cơ thể, kích thích các tế bào beta trong tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn, đồng thời huy động các tế bào mỡ giải phóng hocmone adiponectin, làm tăng độ nhạy cảm với insulin.[5]

Osteocalcin hoạt động trên các tế bào Leydig của tinh hoàn để kích thích sinh tổng hợp testosterone và do đó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới.[6]

Osteocalcin cũng hoạt động trên tế bào cơ để tăng lượng năng lượng sẵn có và tận dụng chúng, nhờ đó giúp cải thiện khả năng tập thể dục.[7]

Sử dụng như một dấu chuẩn sinh hóa cho hình thành xương

sửa

Vì osteocalcin chỉ được sản xuất bởi nguyên bào xương, nó thường được sử dụng như một dấu chuẩn cho quá trình hình thành xương. Người ta đã quan sát thấy rằng nồng độ osteocalcin trong huyết thanh cao hơn có tương quan với tăng mật độ khoáng xương (BMD) khi điều trị với các loại thuốc trị loãng xương, chẳng hạn như Teriparatide. Trong nhiều nghiên cứu, osteocalcin được sử dụng như một dấu chuẩn sinh học sơ bộ để xác định hiệu quả của một loại thuốc nhất định trong quá trình hình thành xương. Ví dụ, một nghiên cứu nhằm nghiên cứu hiệu quả của một glycoprotein được gọi là lactoferrin trong sự hình thành xương đã sử dụng osteocalcin như một thước đo cho hoạt động của nguyên bào xương.[8]

Chú thích

sửa
  1. ^ “Human PubMed Reference:”.
  2. ^ Puchacz E, Lian JB, Stein GS, Wozney J, Huebner K, Croce C (tháng 5 năm 1989). “Chromosomal localization of the human osteocalcin gene”. Endocrinology. 124 (5): 2648–50. doi:10.1210/endo-124-5-2648. PMID 2785029.
  3. ^ Cancela L, Hsieh CL, Francke U, Price PA (tháng 9 năm 1990). “Molecular structure, chromosome assignment, and promoter organization of the human matrix Gla protein gene”. The Journal of Biological Chemistry. 265 (25): 15040–8. PMID 2394711.
  4. ^ Pi M, Wu Y, Quarles LD (tháng 7 năm 2011). “GPRC6A mediates responses to osteocalcin in β-cells in vitro and pancreas in vivo”. Journal of Bone and Mineral Research. 26 (7): 1680–1683. doi:10.1002/jbmr.390. PMC 5079536. PMID 21425331.
  5. ^ a b Lee NK, Sowa H, Hinoi E, Ferron M, Ahn JD, Confavreux C, Dacquin R, Mee PJ, McKee MD, Jung DY, Zhang Z, Kim JK, Mauvais-Jarvis F, Ducy P, Karsenty G (tháng 8 năm 2007). “Endocrine regulation of energy metabolism by the skeleton”. Cell. 130 (3): 456–69. doi:10.1016/j.cell.2007.05.047. PMC 2013746. PMID 17693256.
  6. ^ Karsenty G, Oury F (tháng 1 năm 2014). “Regulation of male fertility by the bone-derived hormone osteocalcin”. Molecular and Cellular Endocrinology. 382 (1): 521–6. doi:10.1016/j.mce.2013.10.008. PMC 3850748. PMID 24145129.
  7. ^ http://www.cell.com/cell-metabolism/abstract/S1550-4131(16)30222-4
  8. ^ Bharadwaj S, Naidu AG, Betageri GV, Prasadarao NV, Naidu AS (tháng 9 năm 2009). “Milk ribonuclease-enriched lactoferrin induces positive effects on bone turnover markers in postmenopausal women”. Osteoporosis International. 20 (9): 1603–11. doi:10.1007/s00198-009-0839-8. PMID 19172341.